Hỗ trợ doanh nghiệp

Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ “bình thường mới”: Bài 2 - Doanh nghiệp vượt đại dịch

DNVN - Sau thời gian dài giãn cách xã hội, nhiều DN khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang nhanh chóng khôi phục sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, nhận được sự hỗ trợ "tiếp sức" của chính quyền thông qua các kế hoạch, chính sách, đến nay kinh tế các địa phương đang có những chuyển biến tích cực.

HDBank mở thêm điểm giao dịch tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long / Đồng bằng sông Cửu Long sắp có thêm 1 cầu dây văng trị giá 5.124 tỷ đồng

Không để đứt gãy sản xuất

Hơn 3 tháng qua, Công ty TNHH May xuất khẩu Việt Thành đã tốn nhiều chi phí để chi trả cho hoạt động sản xuất để thực hiện sản xuất theo mô hình “3 tại chỗ” và "1 cung đường, 2 điểm đến” cho hơn 500 lao động.

Theo ông Nguyễn Văn Bắc, Giám đốc doanh nghiệp cho hay, để chăm lo, tạo điều kiện cho người lao động yên tâm sản xuất, công ty đã thuê khách sạn tiêu chuẩn 3 sao cho người lao động lưu trú. Theo đó, chi phí sản xuất theo hai mô hình trên rất tốn kém gồm: chi phí xét nghiệm, chăm lo ăn ở, sinh hoạt cho người lao động….

Thời gian qua DN rất nỗ lực để đảm bảo việc làm cho 90% người lao động, góp phần giải quyết an sinh xã hội cho địa phương trong giai đoạn dịch bệnh, đảm bảo giao hàng đúng tiến độ cho đối tác châu Âu, Mỹ… không để đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu mà nhà máy đang tham gia.

công ty vẫn quyết tâm thực hiện để đảm bảo chuỗi cung ứng nông sản của bà con nông dân trong vụ mùa không bị đứt gãy, đảm bảo việc làm cho người lao động, đảm bảo an ninh lương thực trong chống dịch, đáp ứng giao hàng các đơn hàng xuất khẩu.

Công ty Thành Tín vẫn quyết tâm thực hiện mô hình "3 tại chỗ" để đảm bảo chuỗi cung ứng nông sản của bà con nông dân trong vụ mùa không bị đứt gãy, đảm bảo việc làm cho người lao động, đảm bảo an ninh lương thực trong chống dịch, đáp ứng giao hàng các đơn hàng xuất khẩu.

Còn theo bà Trần Thanh Nga, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Thành Tín, trong thời gian qua dịch bệnh diễn biến phức tạp, Chính phủ quyết định áp dụng Chỉ thị 16 cho 19 tỉnh, thành phía Nam nhằm đảm bảo chống dịch nên các DN như Thành Tín cũng gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh.

Gạo là hàng hóa thiết yếu, DN được phép hoạt động. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn vừa sản xuất vừa phòng chống dịch, Ban Giám đốc quyết định thành lập Ban phòng chống dịch của công ty và triển khai sản xuất kinh doanh theo mô hình "3 tại chỗ". Theo đó, người lao động đăng ký "3 tại chỗ" sẽ được công ty bố trí chỗ nghỉ, lo ăn uống và hưởng chế độ phụ cấp.

Cũng theo bà Nga, sản xuất với mô hình "3 tại chỗ" là quyết định khó khăn của Ban Giám đốc vì rủi ro dịch bệnh, tăng chi phí hoạt động rất nhiều. Tuy nhiên, công ty vẫn quyết tâm thực hiện để đảm bảo chuỗi cung ứng nông sản của bà con nông dân trong vụ mùa không bị đứt gãy, đảm bảo việc làm cho người lao động, đảm bảo an ninh lương thực trong chống dịch, đáp ứng giao hàng các đơn hàng xuất khẩu.

Vừa qua, trong chuyến thăm và tìm hiểu tình hình sản xuất tại nhà máy Thành Tín, ông Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng đánh giá cao những nỗ lực, quyết tâm của lãnh đạo và công nhân đã vượt qua khó khăn, trở ngại của dịch bệnh, hoàn thành các kế hoạch và chỉ tiêu.

Theo Bí thư Tỉnh ủy, thành công của DN này đã góp phần rất lớn trong việc hỗ trợ nông dân, ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng đảm bảo được khâu thu hoạch, tiêu thụ và giá cả trong vụ lúa Hè Thu 2021 vừa qua.

Chính quyền tiếp sức

Để nhanh chóng khôi phục sản xuất, kinh doanh cho DN do ảnh hưởng dịch COVID-19, tỉnh An Giang đã ban hành “Kế hoạch đảm bảo sản xuất ổn định trong tình hình dịch COVID-19 tại các DN trong khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, các DN trong và ngoài cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh”.

Kế hoạch này nhằm đảm bảo không bị đứt gãy chuỗi sản xuất và sản xuất an toàn, thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe, tính mạng nhân dân. Đồng thời duy trì hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh ổn định, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội gắn với phòng, chống, kiểm soát dịch COVID-19.

Theo ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, mối quan tâm lớn nhất của các DN trên địa bàn tỉnh An Giang là việc hỗ trợ, tạo thuận lợi trong lưu thông, vận chuyển hàng hóa và hỗ trợ tiêm vaccine cho công nhân người lao động. Tính đến ngày 30/10, độ bao phủ vaccine mũi 2 của tỉnh An Giang đang rất thấp (số người dân đã được tiêm 1 mũi vaccine đạt 90,85% nhưng mũi 2 chỉ mới đạt 12,72%). Thời gian tới, tỉnh sẽ ưu tiên tiêm vaccine cho công nhân, người lao động tại các DN trên địa bàn tỉnh.

Xác định tiêm vaccine phòng COVID-19 là yêu cầu cấp thiết hiện nay, nhiều tỉnh thành ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã chủ động, xây dựng kế hoạch tiêm vaccine cho đội ngũ công nhân, người lao động trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh, vận chuyển… Qua đó, góp phần khôi phục và phát triển kinh tế trong thời gian tới.

vaccine sẽ được ưu tiên tập trung tiêm cho người lao động, công nhân và các DN sản xuất, DN có chuỗi sản xuất xuất khẩu.

Vaccine sẽ được ưu tiên tập trung tiêm cho người lao động, công nhân và các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp có chuỗi sản xuất xuất khẩu.

Trước kiến nghị của đa số các DN ở TP Cần Thơ trông chờ vào vaccine, ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho biết, khi vaccine được phân bổ về Cần Thơ nhiều sẽ ưu tiên tiêm cho công nhân cùng với lực lượng tuyến đầu y tế, thanh niên tình nguyện, lực lượng vũ trang.

Theo đó, vaccine sẽ được ưu tiên tập trung tiêm cho người lao động, công nhân và các DN sản xuất, DN có chuỗi sản xuất xuất khẩu. Dự kiến thời gian tới, thành phố sẽ tiêm vaccine cho công nhân, người lao động từ nhà máy đến vùng nguyên liệu nhằm tạo ra "cung đường xanh" để đảm bảo chuỗi sản xuất không bị đứt gãy.

Cũng theo ông Trường, để tiếp tục đồng hành cùng DN vượt qua khó khăn để sản xuất, kinh doanh, cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành cùng DN cố gắng thực hiện tốt mục tiêu kép vừa duy trì các điểm sản xuất vừa đảm bảo phòng, chống dịch. Mặc dù, đến thời điểm này dịch bệnh còn phức tạp nhưng thành phố cơ bản kiểm soát được.

Ngoài ra, để tạo sự liên kết, hợp tác để hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn, mới đây, 7 tỉnh, thành Nam Sông Hậu gồm: TP Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau đã tổ chức hội nghị liên kết, phối hợp về phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19".

Tại hội nghị, có 6 lĩnh vực trọng tâm được lãnh đạo tỉnh, thành khu vực Nam Sông Hậu thảo luận gồm: Y tế, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ, thông tin và truyền thông, giao thông vận tải và lao động việc làm. Việc liên kết, hợp tác hướng đến phát triển mang tính chiến lược, lâu dài, phát huy hiệu quả tiềm năng và thế mạnh của từng địa phương, đảm bảo mục tiêu kép "vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế hiệu quả".

Những chuyển biến tích cực

Hiện nay, ngoài nỗ lực của DN thì những định hướng, chính sách của Chính phủ cũng cho phép các địa phương dần mở cửa, nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch tạo điều kiện cho DN phục hồi sản xuất. Với những giải pháp "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch bệnh" thực hiện Nghị quyết số 128 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” từ Trung ương đến địa phương cho thấy một những dấu hiệu tích cực trong các tháng cuối năm 2021 cho DN, kinh tế các địa phương, khu vực và cả nước.

Với những lợi thế trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy hải sản… các tỉnh, thành ở ĐBSCL đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để khôi phục sản xuất, kinh doanh; trong đó, tập trung phát triển các thế mạnh vốn có của mình, nhất là trong bối cảnh hậu dịch COVID-19.

Hoạt động đóng gạo tại Tân Cảng Cái Cui.

Hoạt động đóng gạo tại Tân Cảng Cái Cui.

Sóc Trăng là tỉnh đầu tiên trong khu vực ĐBSCL thực hiện nới lỏng giãn cách xã hội, chuyển sang trạng thái “bình thường mới” trong thực hiện áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn toàn tỉnh. Tỉnh này là một trong những địa phương có diện tích, sản lượng nuôi tôm lớn trong cả nước.

Tính đến thời điểm này, ngành tôm Sóc Trăng cơ bản đã vượt qua những thử thách trong giai đoạn thực hiện giãn cách xã hội để đảm bảo việc phòng, chống COVID-19, khó khăn được tháo gỡ kịp thời cùng những tín hiệu lạc quan của thị trường trong và ngoài nước đang là những cơ hội tốt để người nuôi tôm và các công ty, doanh nghiệp nuôi trồng, chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh yên tâm phục hồi chuỗi sản xuất trong những tháng còn lại của năm 2021.

Theo kế hoạch, năm 2021, tỉnh Sóc Trăng phấn đấu thả nuôi tôm nước lợ trên 51.000 ha; trong đó, tôm sú trên 16.000 ha và tôm thẻ chân trắng trên 35.000 ha. Sản lượng tôm cả năm dự kiến đạt trên 172.000 tấn; trong đó, tôm sú đạt 24.000 tấn và tôm thẻ chân trắng đạt trên 148.000 tấn. Với điều kiện dịch bệnh tạm ổn và đà tăng trưởng sản xuất kinh doanh đang phục hồi, khả năng cả năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Sóc Trăng sẽ đạt trên 1,15 tỷ USD.

Theo ông Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng, tỉnh đã đạt kết quả rất tốt trong việc phòng, chống dịch COVID-19; trở thành tỉnh đầu tiên trong khu vực bước vào trạng thái "bình thường mới". Tỉnh đã phục hồi sản xuất được trên 80% so với thời điểm trước khi có dịch; các doanh nghiệp trong tỉnh phục hồi sản xuất gần như 100%, có doanh nghiệp còn mở rộng sản xuất. Nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong 9 tháng qua đã gần đạt kế hoạch cả năm, trong đó có các chỉ tiêu quan trọng như: sản xuất nông nghiệp, thủy sản, thu ngân sách, kim ngạch xuất khẩu… đều đạt trên 90% kế hoạch năm 2021.

Còn theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử, từ nay đến cuối năm các địa phương cần tuyên truyền để người dân lấp nhanh diện tích nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh nhằm chuẩn bị tốt nguồn nguyên liệu đáp ứng cho xuất khẩu.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp thuỷ sản trong tỉnh đã có nhiều đề xuất đối với UBND tỉnh trong việc tận dụng nguồn lực lao động ngoài tỉnh trở về. Nếu việc chuẩn bị tốt thì đây sẽ là điều kiện để giải quyết việc làm cho lao động đạt hiệu quả, ông Sử nhận định.

Thái Cường
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm