Đồng Tháp: Đề xuất Dự án thực phẩm nông nghiệp an toàn từ nguồn vốn ODA
Thủ tướng Chính phủ cơ bản đồng ý phương án thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc / Tập đoàn Đèo Cả tiếp tục hỗ trợ tỉnh Bình Dương phòng chống dịch COVID-19
Theo đó, quy mô và nội dung đầu tư của dự án dự kiến gồm 4 hợp phần: hợp phần “Nâng cao năng lực cho vùng sản xuất tập trung bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP)”; hợp phần “Nâng cao năng lực chế biến và tiêu thụ bảo đảm ATTP”; hợp phần “Nâng cao năng lực quản lý ATTP” và hợp phần “Quản lý dự án”.
Mục tiêu đầu tư dự án nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng và giảm rủi ro ATTP trong các chuỗi giá trị (thịt, cá, rau màu, cây ăn quả...) từ sản xuất đến tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Nâng cao năng lực về quản lý và cảnh báo nguy cơ rủi ro ATTP, hướng tới phát triển hệ thống sản xuất nguyên thực phẩm bền vững, kết hợp các vùng sản xuất cây ăn trái trọng điểm theo hướng thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu và đa dạng các hoạt động kinh tế. Tạo dựng hình ảnh ẩm thực du lịch thu hút du khách trong nước và quốc tế.
Địa điểm thực hiện dự án là tập trung đầu tư hạ tầng từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp gồm: 3 vùng sản xuất rau an toàn chuyên canh tập trung; 5 vùng sản xuất cây ăn trái an toàn tập trung (xoài, nhãn, cây có múi...); 2 vùng sản xuất chanh; 2 khu chăn nuôi trọng điểm; 1 vùng chuyên canh nuôi cá sặc rằn tại xã Láng Biển; 1 chợ đầu mối kết hợp Trung tâm logistics; 1 trung tâm sản xuất giống cây ăn trái; 2 phòng thí nghiệm phân tích nguy cơ ATTP; 1 trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông và chẩn đoán xét nghiệm điều trị bệnh động vật; 4 phòng Phòng xét nghiệm nhanh các chỉ tiêu ATTP tại chợ đầu mối và chợ truyền thống.
Nhãn IDO được trồng tại Đồng Tháp là cây đem lại hiệu quả kinh tế cao và lâu dài trong 30 - 40 năm.
Dự án cũng sẽ đầu tư nâng cấp cơ sở dữ liệu ATTP cho tỉnh Đồng Tháp như xây dựng, triển khai chương trình giám sát cảnh báo rủi ro ATTP và chương trình truyền thông nguy cơ ATTP với sự tham gia của người tiêu dùng.
Tổng mức vốn đầu tư của dự án là hơn 457 tỷ đồng, tương đương 19,466 triệu USD. Cơ cấu nguồn vốn: Vốn ODA/vốn vay ưu đãi là 368,295 tỷ đồng (trong đó, vốn cấp phát Trung ương là 184,1475 tỷ đồng; vốn Tỉnh vay lại 184,1475 tỷ đồng); vốn đối ứng của Tỉnh 65,145 tỷ đồng; vốn tư nhân 24 tỷ đồng.
UBND tỉnh Đồng Tháp đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xem xét, chấp thuận đề xuất Dự án để vận động từ nguồn vốn ODA vay của Ngân hàng Thế giới (WB) và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt danh mục dự án Dự án thực phẩm nông nghiệp an toàn tỉnh Đồng Tháp, sử dụng từ nguồn vốn ODA vay của Ngân hàng Thế giới để triển khai dự án phù hợp với quy định hiện hành …
Đây là dự án nhóm B, công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp II. Cơ quan chủ quản là UBND tỉnh Đồng Tháp. Chủ dự án (dự kiến) là Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Tháp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo