Đồng Tháp: Duy trì tỉ lệ thất nghiệp chung ở mức dưới 1%
Đẩy nhanh tiến độ kết nối tiêu thụ nông sản qua các kênh online / Đồng Tháp: Doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo mô hình “4 tại chỗ”
Kế hoạch hỗ trợ phát triển thị trường lao động giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp với mục tiêu tạo tiền đề vững chắc cho việc xây dựng và phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường lao động, góp phần huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng hiện đại, đảm bảo kết nối thị trường lao động trong và ngoài nước. Đảm bảo người lao động từ đủ 15 tuổi trở lên có khả năng làm việc, có nhu cầu tìm kiếm việc làm đều được tạo việc làm theo quy định của pháp luật.
Đồng Tháp phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 79%, đào tạo nghề đạt 57%. Góp phần giải quyết việc làm cho từ 30.000 lao động trở lên/năm (trong đó phấn đấu đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài từ 1.500 người trở lên/năm). Duy trì tỉ lệ thất nghiệp chung ở mức dưới 1%, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 2,8%. Giảm tỉ lệ thanh niên không có việc làm, không đi học hoặc không được đào tạo dưới 1%. Tỷ lệ lao động có kỹ năng công nghệ thông tin đạt 80% trở lên. Lao động làm việc trong ngành nông nghiệp đến năm 2025 dưới 40%.
Tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội đến năm 2025 đạt 18,54%, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 2,65 % lực lượng lao động.
Kế hoạch cũng đề ra nhiều nhiệm vụ và gải pháp, trong đó cung cấp các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề trước khi đi làm cho sinh viên mới tốt nghiệp. Các chương trình đào tạo nâng cao kỹ năng cho lao động trong quá trình làm việc phù hợp với tính chất đặc thù của từng đối tượng lao động. Khuyến khích người sử dụng lao động tham gia vào quá trình giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp. Tổ chức triển khai chương trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng lao động dựa trên các tiêu chuẩn kỹ năng nghề, ứng dụng khoa học công nghệ số, thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề cho các nhóm lao động đặc thù.
Khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp gắn với thị trường lao động. Đơn giản hóa thủ tục về chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp.
Hỗ trợ phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, triển khai giải pháp để số hóa, cập nhật thông tin dữ liệu về người lao động. Ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ mới trong hoạt động giao dịch việc làm, quản lý chung, thống nhất hoạt động trên toàn tỉnh về dịch vụ việc làm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo