Du lịch Cần Thơ: Nắm bắt lợi thế để phát triển đột phá
'Ngọn hải đăng' hay khách sạn trá hình ? / Tìm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng "vượt khó" trong năm 2022
Cần Thơ với vị thế là trung tâm du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), cùng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối hoàn chỉnh, thời gian qua đã triển khai nhiều chương trình, kế hoạch, đề án phát triển du lịch, tạo ra những chuyển biến tích cực cho du lịch thành phố, nâng cao vị thế trung tâm du lịch vùng ĐBSCL, lượng khách du lịch đến Cần Thơ đã tăng lên rõ rệt. Từ năm 2015 - 2019, tổng lượt khách đến du lịch Cần Thơ tăng từ 4,7 triệu lên gần 8,8 triệu lượt, mức tăng trưởng gần 1,9 lần. Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, khách du lịch đến thành phố cũng đạt hơn 5,6 triệu lượt (giảm 36,8% so với cùng kỳ). Năm 2021, lượng khách tiếp tục giảm.
Ngoài ra, Cần Thơ còn là địa phương sản xuất nông nghiệp, nên nhiều năm qua các mô hình đi theo hướng nông nghiệp công nghệ cao gắn với làm điểm tham quan và đây cũng chính là sản phẩm du lịch rất được du khách quan tâm. Ông Nguyễn Tấn Nhơn - Phó Giám đốc Sở NN&PTNN TP Cần Thơ đề xuất ngành du lịch thành phố quan tâm hơn đến các sản phẩm trải nghiệm từ nông nghiệp, các trang trại. Còn Ths Nguyễn Lê Hoa Tuyết, Khoa Quản lý công nghiệp, Trường ĐH Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ, đề nghị: “Cần Thơ nên đẩy mạnh khai thác du lịch ẩm thực, đây sẽ là xu hướng mới, tạo được nét riêng cho Cần Thơ vì hàng năm, địa phương tổ chức nhiều lễ hội, sự kiện ẩm thực với thương hiệu riêng”.
Cá lóc bay tại khu du lịch Cồn Sơn, TP Cần Thơ.
Thực tế cho thấy, sản phẩm du lịch TP Cần Thơ chưa được đầu tư sâu để tạo ra những giá trị mới, độc đáo và hấp dẫn nên khả năng thu hút và lưu giữ khách chưa cao. Do vậy, TP Cần Thơ mới chủ yếu là điểm dừng chân và trung chuyển của du khách đến các điểm du lịch ở các địa phương khác trong vùng ĐBSCL.
Thạs sĩ Nguyễn Công Toàn (Viện Kinh tế - Xã hội TP Cần Thơ), đánh giá, TP Cần Thơ có siêu thị, trung tâm mua sắm lớn nhưng không nằm trong top đầu của vùng ĐBSCL, còn ít so với Kiên Giang và Bạc Liêu. Ngoài ra, doanh thu từ cơ sở lưu trú và lữ hành của Cần Thơ vẫn đứng sau Kiên Giang. “Doanh thu từ cơ sở lưu trú và lữ hành thể hiện qua du khách đến Cần Thơ có ở lại lâu hay không và ở lại thì họ có xài tiền hay không”. Vì vậy, muốn tăng nguồn thu phải có những cơ sở, sản phẩm để phục vụ du khách khi khách ở qua đêm.
TS Nguyễn Quốc Nghi, giảng viên Khoa Kinh tế, ÐH Cần Thơ cho rằng, du lịch Cần Thơ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế bởi địa phương đang thiếu một chiến lược marketing để tạo ấn tượng và níu chân du khách.
Từ đó, TS Nguyễn Quốc Nghi đề xuất chiến lược marketing tập trung 4 điểm chính: Hình tượng đặc trưng địa phương; sản phẩm đặc trưng địa phương; thu hút đầu tư và nhân lực. Trong đó, việc phát triển các sản phẩm độc đáo, đặc trưng vẫn là yếu tố then chốt để có những chiến lược lâu dài và hiệu quả. Cần Thơ có hệ thống đường sông đa dạng, từ nhánh sông, bến sông, các cồn, chợ nổi. Nếu phát triển sản phẩm du lịch gắn liền với hình tượng đặc trưng là đường sông thì rất thú vị đối với du khách, đặc biệt là du khách quốc tế. Trong đó chợ nổi Cái Răng là địa điểm được du khách quốc tế rất quan tâm khi đến Cần Thơ.
Chiến lược marketing địa phương không thể thiếu đối tác là cư dân bản địa. Thái Lan làm tốt chiến lược marketing địa phương, họ xây dựng mỗi người dân là một người tiếp thị du lịch thông qua sự niềm nở, nụ cười thân thiện hân hoan đón khách. Vì vậy du khách đến Thái Lan tăng so với các nước. “Người dân Tây Đô có nhiều giá trị chân - thiện - mỹ, chúng ta có thể làm tốt hơn Thái Lan nếu có những chương trình phù hợp đến từng người dân về phát triển du lịch. Khi người dân cảm nhận được giá trị việc phát triển du lịch họ sẽ chung tay cùng địa phương”, TS Nguyễn Quốc Nghi nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo