Hỗ trợ doanh nghiệp

Gỡ nút thắt thu hút đầu tư vùng Đồng bằng sông Cửu Long

DNVN - Đánh giá tổng quan về tình hình thu hút đầu tư ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều biến động, TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cho rằng điểm nghẽn thu hút đầu tư, phát triển kinh tế ĐBSCL là cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực và thể chế pháp lý.

Cần Thơ tổ chức giao dịch việc làm trực tuyến thu hút gần 1000 lao động / Khai mạc ngày hội Du lịch Văn hóa chợ nổi Cái Răng

Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện về Quản trị Pháp lý doanh nghiệp 2023 (Legal Management Series 2023 – LMS 2023), ngày 21/7 tại TP Cần Thơ, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh tại Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) phối hợp tổ chức hội nghị “Nhận diện các vấn đề khó khăn trong thu hút đầu tư và giao thương quốc tế tại Đồng bằng sông Cửu Long”.

Hội nghị nhằm tập trung trao đổi thông tin về các giải pháp xây dựng môi trường đầu tư hiện đại và bền vững tại khu vực ĐBSCL. Từ đó, đưa ra những đánh giá thực tiễn về điều kiện cũng như khung pháp lý về đầu tư đặt trong bối cảnh của vùng.

TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) nêu lên những điểm nghẽn trong thu hút đầu tư ở ĐBSCL và giải pháp tháo gỡ vướng mắc.

TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) nêu lên những điểm nghẽn trong thu hút đầu tư ở ĐBSCL và giải pháp tháo gỡ vướng mắc.

Phát biểu khai mạc hội nghị, TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cho biết, trong bối cảnh kinh tế còn nhiều biến động như hiện nay, ĐBSCL đang ngày càng thể hiện rõ tiềm năng và lợi thế của mình nhất là về phát triển nông nghiệp, du lịch sinh thái, phát triển logictics, năng lượng xanh, sạch… có khả năng thu hút đầu tư lớn. Tuy nhiên, cái khó khăn và cũng là điểm nghẽn thu hút đầu tư tại đây đó là về cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực và thể chế pháp lý.

Thời gian qua, trong quan hệ thương mại quốc tế, các DN rất ít quan tâm đến nâng cao năng lực pháp lý, năng lực soạn thảo nội dung ký kết, quản trị rủi ro và xử lý tranh chấp. Nhiều khi chúng ta rất vô tư khi ký kết các hợp đồng thương mại, đến khi có hậu quả xảy ra do những sơ hở này, chúng ta phải gánh chịu.

“Thống kê từ VIAC, tỷ lệ tranh chấp liên quan đến hợp đồng ngoại thương, đầu tư có xu hướng tăng qua các năm và tính đến năm 2022, tỷ lệ tranh chấp có yếu tố nước ngoài đã đạt gần 30%. Điều này cho thấy những bất cập và trở ngại trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng giữa DN trong nước và DN/nhà đầu tư nước ngoài. Vì thế, việc trang bị, hỗ trợ cho doanh nghiệp những thông tin, công cụ cần thiết để phòng tránh các rủi ro, ngăn ngừa tranh chấp là điều hết sức cần thiết”, ông Lộc nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Phương Lam - Giám đốc Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ nếu thực trạng và tình hình thu hút đầu tư ở ĐBSCL thời gian qua

Ông Nguyễn Phương Lam - Giám đốc VCCI Cần Thơ nêu thực trạng và tình hình thu hút đầu tư ở ĐBSCL thời gian qua.

 

Đánh giá thực trang thu hút đầu tư tại ĐBSCL, Ông Nguyễn Phương Lam - Giám đốc VCCI Cần Thơ cho biết, các địa phương trong vùng không chỉ dựa vào lợi thế về thiên nhiên, vị trí địa lý, nguồn nhân lực dồi dào mà cần có những chiến lược thu hút hiệu quả nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Long An và TP Cần Thơ hiện đang là các địa phương dẫn đầu khu vực về thu hút đầu tư với nhiều dự án nổi bật, lượng vốn nước ngoài đăng ký đầu tư lớn.

Theo ông Lam các DN, nhà đầu tư đang rất quan tâm khu vực ĐBSCL, tuy nhiên hệ thống hạ tầng giao thông kết nối liên vùng với TP Hồ Chí Minh, nội vùng chưa đồng bộ và thiếu tính liên kết và những vấn đề liên quan đến khung khổ pháp lý, quy trình thủ tục khiến nhà đầu còn lo ngại.

Đánh giá về công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài ở ĐBSCL, ông Matsumoto Nobuyuki - Trưởng đại diện Văn phòng Tổ chức thúc đẩy ngoại thương Nhật Bản tại TP Hồ Chí Minh (JETRO) và ông Jeffery Lee - Thư ký danh dự Hiệp hội DN Singapore Việt Nam (SCCV) - đại diện Hiệp hội DN quốc tế đều đồng tình với lợi thế, tiềm năng cùng những điểm nghẽn về hạ tầng giao thông, kết nối của ĐBSCL.

Các đại biểu này cho rằng, để khắc phục khó khăn, các địa phương không chỉ dựa vào nguồn vốn ngân sách mà cần xã hội hóa, thu hút từ các DN. Cơ sở hạ tầng được giải quyết thì giao thương mới có thể thuận lợi, khi đó, ĐBSCL mới có thể phát triển mạnh mẽ đúng với tiềm năng kỳ vọng.

 

Các diễn giả tham gia phiên đối thoại với lãnh đạo địa phương và cộng đồng DN trong khu vực.

Các diễn giả tham gia phiên đối thoại với lãnh đạo địa phương và cộng đồng DN trong khu vực.

Ở một khía cạnh khác, khi nói về tác động của hệ thống logistics đến sự tăng trưởng của xuất khẩu tại ĐBSCL, một lần nữa, TS Hồ Thị Thu Hòa - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát Triển Logistics Việt Nam (VLI) nhấn mạnh những bất cập về cơ sở hạ tầng, logictics vùng ĐBSCL.

Theo bà Hằng, nhu cầu vận tải hàng hoá xuất khẩu của vùng lên đến vài chục triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu trong năm 2022 ước tính là 11 tỷ USD. Tuy vậy, hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa tương xứng với những tiềm năng.

 

ĐBSCL đang phụ thuộc quá nhiều vào các cảng biển tại TP Hồ Chí Minh và Bà Rịa - Vũng Tàu. Chỉ có 3/13 địa phương của vùng có kho lạnh thương mại là Long An, Hậu Giang và Cần Thơ. Cùng với đó, tình trạng một số cảng biển tại TP Hồ Chí Minh thường xuyên quá tải dẫn tới phí dịch vụ, lưu bãi và thời gian chờ kéo dài, chi phí logistics quá cao đã trở thành gánh nặng, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm.

“Các địa phương vùng cần nghiên cứu xây dựng, phát triển trung tâm logistics nội vùng để "khơi thông" dòng chảy logistics, đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, kho bãi, tối ưu hóa các phương án logistics để giảm chi phí, hiệu quả sản xuất. Các doanh nghiệp cần chủ động tạo liên kết phối hợp linh hoạt, hình thành mạng lưới để cùng nhau phát triển theo hướng bền vững, liên kết chuỗi cung ứng”, bà Hòa đề nghị.

Trong giao thương quốc tế có thể phát sinh những tranh chấp với tính chất càng ngày càng phức tạp. Vì vậy, doanh nghiệp cần có các phương án chủ động dự đoán và phòng ngừa rủi ro.

LS Bùi Văn Thành - Trưởng Văn phòng Luật sư Mặt Trời Mới (NEWSUN LAWFIRM), Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đã lưu ý các DN trong giao dịch cần lựa chọn đối tác để tránh ký kết với DN ảo, không địa chỉ đăng ký, không tồn tại địa điểm kinh doanh, không kinh doanh, không báo cáo tài chính, không nhân viên…

DN cần chủ động tìm hiểu và tận dụng kinh nghiệm về tập quán và văn hóa kinh doanh cũng như tìm hiểu các hiệp hội DN nước ngoài. Trong quá trình soạn thảo hợp đồng, các điều khoản nội dung cần được quy định chặt chẽ, nhất là điều khoản về giải quyết tranh chấp, trong đó, doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng trọng tài vì tính hữu hiệu, nhanh chóng và bảo mật của phương thức này.

 

Hòa Minh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm