Hà Nội: Quyết liệt rà soát dự án chậm tiến độ, gỡ khó cho doanh nghiệp
Nghệ An: Yêu cầu kiểm điểm, xử lý tổ chức cá nhân liên quan 35 dự án đầu tư công chậm giải ngân / Đà Nẵng: Giao chỉ tiêu giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 đạt 95%
Theo ông Lê Anh Quân, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội, tính đến nay, thành phố còn hơn 400 dự án đầu tư công chậm tiến độ. Nguyên nhân xuất phát từ sự thay đổi cơ chế chính sách, sự thay đổi quy hoạch và một số nguyên nhân khách quan khác.
Hơn 400 dự án này đã được HĐND thành phố thông qua thành chuyên đề, thành lập tổ chỉ đạo, rà soát toàn bộ các dự án này, từ đó sẽ đưa ra các giải pháp xử lý hiệu quả.
“Dự án nào đủ điều kiện pháp lý sẽ tiến hành triển khai, dự án không đủ sẽ thu hồi để thực hiện dự án đầu tư mới. Thành phố sẽ yêu cầu nhà đầu tư, địa phương hỗ trợ giải ngân đầu tư công, sớm đưa dự án vào hoạt động và đất đưa vào vào sử dụng. Dự án nào vướng mắc từ Trung ương, thành phố sẽ kiến nghị với Trung ương để được hướng dẫn tháo gỡ khó khăn”, ông Quân khẳng định.
Cũng theo Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội, trong các dự án chậm muộn, thành phố phân ra làm hai loại. Một loại là dự án đầu tư đã giao đất, một loại là dự án đầu tư chưa giao đất.
Loại đã giao đất thì giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì rà soát, kiểm tra. Dự án chưa giao đất thì giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì rà soát, kiểm tra. Trên cơ sở rà soát sẽ có từng hồ sơ với giải pháp xử lý cụ thể.
Thành phố đang quyết liệt triển khai giải ngân đầu tư công cũng như rà soát toàn bộ dự án đầu tư ngoài ngân sách, dự án chậm tiến độ trong nhiều năm qua nhằm hỗ trợ nhà đầu tư hoàn thành nội dung liên quan đến vấn đề pháp lý chậm muộn cũng như tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư do ảnh hưởng từ cơ chế chính sách thay đổi.
“Tôi tin rằng với sự quyết liệt của các cấp các ngành, thành phố sẽ đẩy nhanh rà soát và tiến tới các dự án chậm muộn đủ điều kiện sẽ được sớm triển khai đầu tư, sớm đi vào hoạt động một cách hiệu quả”, ông Quân nói.
Năm 2022, số doanh nghiệp thành lập mới của Hà Nội đạt khoảng 30 nghìn. Đây là tín hiệu đáng mừng trong bối cảnh kinh tế trong nước chịu tác động mạnh từ đại dịch COVID-19, cuộc chiến Nga-Ucraine cũng như từ những khó khăn của nền kinh tế trong nước.
Ông Quân cho rằng, số lượng đông đảo doanh nghiệp được thành lập mới này gia nhập thị trường sẽ đóng góp rất lớn trong sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp, góp phần quan trọng cho việc phục hồi và khởi sắc cho kinh tế Thủ đô năm 2023.
Doanh nghiệp hiện nay gặp nhiều khó khăn về thuế, mặt bằng sản xuất, tìm kiếm thị trường. Chủ tịch thành phố Hà Nội đã rất quan tâm, trực tiếp đối thoại riêng với doanh nghiệp nước ngoài và tới đây sẽ đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp toàn thành phố. Qua đó, tìm giải pháp cụ thể hơn để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong năm 2023.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
359 sản phẩm của 190 doanh nghiệp được vinh danh Thương hiệu quốc gia năm 2024
Xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam tiến vào kỷ nguyên xanh
Vinamilk 16 năm liên tiếp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam
Đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần được kết nối với các quỹ ngoại