Hỗ trợ doanh nghiệp

Hỗ trợ doanh nghiệp để tránh "khuyến khích" lao động lớn tuổi nghỉ việc

Tới đây, chính sách bảo hiểm thất nghiệp sẽ được sửa đổi theo hướng không chỉ đưa ra các giải pháp xử lý hậu quả đối với người thất nghiệp thông qua việc chi trả trợ cấp thất nghiệp; mà còn bổ sung các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp.

Khánh Hoà: Các khu công nghiệp "khát" lao động / Petrolimex cam kết hỗ trợ, đồng hành cùng Bamboo Airways

ảnh 1

Sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ doanh nghiệp khó khăn để không sa thải lao động.

Theo dự báo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), có thể có đến 2/3 lao động phổ thông làm việc trong ngành da giày, dệt may tại các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, bị tác động, thậm chí bị “đe dọa” đến cơ hội việc làm do những thay đổi công nghệ.

Thừa nhận thực tế trên, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, nguy cơ lao động lớn tuổi bị mất việc là rất lớn, nhất là tại các khu công nghiệp, khu chế xuất đang sử dụng nhiều lao động phổ thông. Đến độ tuổi nhất định, doanh nghiệp sẽ cho người lao động nghỉ việc để giảm chi phí về tiền lương, bảo hiểm xã hội. Do đó, đào tạo kỹ năng nghề sẽ là cánh cửa để họ tiếp tục tham gia thị trường lao động.

Đánh giá việc triển khai chính sách bảo hiểm thất nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH cho biết, trong những năm qua thực hiện các chính sách về bảo hiểm thất nghiệp công tác hỗ trợ học nghề đã có những chuyển biến tích cực, số người được hỗ trợ học nghề có xu hướng tăng nhanh.

Năm 2017 số người được hỗ trợ học nghề là 34.723 người (tăng 21% so với năm 2016). Bảo hiểm thất nghiệp được coi là điểm tựa cho người lao động, theo đó số người được hưởng trợ cấp thất nghiệp đều tăng hàng năm, tỷ lệ tăng bình quân 12,5%.

Dù vậy, chính sách bảo hiểm thất nghiệp vẫn tồn tại không ít bất cập. Một trong bất cập được các địa phương chỉ ra đó là dù bảo hiểm thất nghiệp có đối tượng thụ hưởng đa dạng, trong đó có cả người sử dụng lao động nhưng hiện chưa có người sử dụng lao động nào được hưởng chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

 

Điều này được lý giải là do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không gặp khó khăn do suy giảm kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng khác theo quy định để được hưởng chế độ này. Mặt khác, đây là một chế độ mới, quy định về điều kiện hưởng tương đối cao cũng là lý do người sử dụng lao động khó tiếp cận.

Theo ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, Việt Nam đang dần bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tự động hóa, máy móc sẽ dần thay thế sức lao động của con người. Trong khi đó, lĩnh vực sử dụng nhiều lao động tại Việt Nam trong những năm qua thường sử dụng nhân công giá rẻ như may mặc, thủy sản, lắp ráp điện tử... nên quá trình sa thải những lao động có năng suất lao động thấp sẽ diễn ra mạnh mẽ.

Để tránh việc sa thải lao động ồ ạt, nhất là lao động ngoài 35 tuổi, giải pháp trước mắt kêu gọi, khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề cùng khi chuyển đổi công nghệ.

Bộ LĐ-TB&XH cho biết, hiện cơ quan này đang nghiên cứu bổ sung thêm chính sách mới hỗ trợ trực tiếp doanh nghiệp để tạo việc làm cho lao động lớn tuổi. Thay vì hỗ trợ trực tiếp cho người mất việc, Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp sẽ có thêm chính sách hỗ trợ những doanh nghiệp đang gặp khó khăn để không sa thải lao động và hỗ trợ để duy trì việc đóng bảo hiểm xã hội cho lao động lớn tuổi, tiếp tục nhận những lao động mất việc lâu ngày trở lại làm việc.

Theo anninhthudo.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm