Hỗ trợ doanh nghiệp

Hỗ trợ xuất khẩu nông sản: Cần hạn chế những thông tin chỉ mang tính lý thuyết

DNVN - Theo SPS Việt Nam, các thông tin đưa ra cần đi vào thực chất vấn đề, đa dạng hóa cách thức truyền tải thông tin; hướng dẫn doanh nghiệp bằng việc nêu những mô hình, tấm gương thực hành nông nghiệp tốt, đảm bảo tính minh bạch, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm...

Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc 2022: Cần thích ứng và vượt rào cản mới / SPS Việt Nam đề nghị gỡ khó cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Sáng 2/6, Văn phòng SPS Việt Nam đã phối hợp tỉnh Lâm Đồng và các tỉnh lân cận tổ chức hội nghị dành riêng cho nhóm doanh nghiệp, HTX xuất khẩu đi EU và Trung Quốc.

Tại hội nghị, TS Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho biết: Trong nửa đầu năm 2022, có hiện tượng, doanh nghiệp khi gặp vướng mắc, khó khăn liên quan đến xuất khẩu thì bối rối trong việc liên hệ với cơ quan quản lý để tìm cách tháo gỡ.

TS Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam phát biểu tại hội nghị dành riêng cho nhóm doanh nghiệp, HTX xuất khẩu đi EU và Trung Quốc.

Là cơ quan đầu mối, trực tiếp hướng dẫn doanh nghiệp đáp ứng Lệnh 248, Lệnh 249, Văn phòng SPS Việt Nam nhận thấy đây cũng là một điểm nghẽn cần phải tháo gỡ. Văn phòng SPS Việt Nam đã đưa ra chủ trương thực hiện 3 đột phá chiến lược.

Đó là tăng cường thông tin về các vấn đề cụ thể, sát với hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp, hạn chế những thông tin mang tính lý thuyết.

Các thông tin đưa ra cần đi vào thực chất vấn đề, đa dạng hóa cách thức truyền tải thông tin; hướng dẫn doanh nghiệp bằng việc nêu những mô hình, tấm gương thực hành nông nghiệp tốt, đảm bảo tính minh bạch, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.

Một điểm mới trong nội dung tuyên truyền thông tin là việc kiếm soát virus SARS-CoV-2 trên bao bì, đặc biệt là sản phẩm đông lạnh. Văn phòng SPS Việt Nam sẽ phối hợp với Văn phòng Thông báo và hỏi đáp quốc gia về Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng (Văn phòng TBT Việt Nam) để làm rõ những yêu cầu cụ thể về bao bì sản phẩm.

Cùng với đó, Văn phòng SPS Việt Nam sẽ mời số lượng lớn người nông dân (những người trực tiếp sản xuất, tham dự hội nghị.Sơn La vừa tổ chức thành công Festival trái cây, sản phẩm OCOP Việt Nam) để truyền tải thông tin, hướng dẫn doanh nghiệp về quy trình sản xuất, quy định, tín hiệu thị trường.

Ngoài cơ quan quản lý nhà nước, Văn phòng SPS Việt Nam mời nhiều nhà khoa học đến từ khối Viện, trường trên cả nước tham gia các sự kiện, hoạt động hướng dẫn người dân, doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu.

Phối hợp với Sở NN-PTNT, Sở Công thương tại địa phương để đưa mọi người tham quan những mô hình điểm. Từ thực tế khảo sát, những vấn đề về thiết kế nhà xưởng, kiểm soát các mối nguy hại, nuôi động vật trong nhà xưởng, hoặc việc đeo khẩu trang, găng tay của người lao động... sẽ được phân tích, mổ xẻ.

Văn phòng SPS Việt Nam sẽ mời số lượng lớn người nông dân vừa tham gia Festival trái cây, Sản phẩm OCOP Việt Nam để truyền tải thông tin, hướng dẫn doanh nghiệp.

Sau hội nghị dành riêng cho nhóm doanh nghiệp, HTX xuất khẩu đi EU và Trung Quốc tại Lâm Đồng, SPS Việt Nam còn tổ chức nhiều sự kiện tương tự trong tháng 6 tại các địa phương khác nhằm thực thi 3 đột phá chiến lược hỗ trợ hoạt động xuất khẩu.

Ngày 7/6, hội nghị thứ hai diễn ra tại Bình Phước. Ngày 9/6, tỉnh Long An phối hợp tổ chức hội nghị. Một ngày sau đó, hội nghị được triển khai tại An Giang.

Từ kết quả triển khai các hội nghị trong tháng 6/2022, SPS Việt Nam sẽ điều chỉnh để làm tiếp 4 hội nghị chuyên sâu về các nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc vào tháng 7. Cụ thể, hội nghị chuyên sâu về trái cây được tổ chức tại Đồng Tháp, cà phê tại Đăk Lăk, thanh long tại Bình Thuận, và thủy sản tại Bạc Liêu.

Sau khi tổ chức tại các tỉnh phía Nam, hội nghị sẽ dời ra Bắc, tổ chức tiếp ở 4 địa điểm là: Quảng Nam, Bắc Giang, Sơn La và Thái Nguyên.

Thông qua Hội nông dân tại các tỉnh, thành phố, các hiệp hội ngành hàng, Văn phòng SPS Việt Nam kêu gọi sự tham gia, hưởng ứng nhiệt tình của người dân, giúp lan toả thông tin về chuỗi sự kiện này.

Lý giải về kế hoạch tổ chức như trên, TS Ngô Xuân Nam nhấn mạnh: "Khi lựa chọn địa phương triển khai, chúng tôi đã tính toán kỹ và đều mời các tỉnh lân cận tham dự, lấy bài học riêng của mỗi địa phương làm cơ sở để đưa ra khuyến nghị chung, góp phần minh bạch hóa thông tin thị trường”.

Hà Anh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm