Hướng đi mới cho cây cao su ở Nghệ An
Bộ Công Thương khuyến cáo: Doanh nghiệp xuất khẩu đề phòng rủi ro trong thanh toán / Quảng Bình chấp thuận đầu tư dự án nhà máy sản xuất viên nén gỗ 115 tỷ đồng
Giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động
Sau gần 10 năm từ ngày cây cao su được trồng lần đầu tiên ở xã Thanh Đức, (huyện Thanh Chương, Nghệ An). Đến nay, cây cao su đã bén duyên và phủ xanh hơn 4357,2 ha đất trống đồi trọc ở các huyện Thanh Chương, Anh Sơn, Quế Phong và phát triển ngày càng phồn thịnh tạo việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương.
Cây cao su được phân bổ ở 3 huyện Nghệ An đều là vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, cơ sở hạ tầng hầu như chưa được đầu tư. Trong khi đó, do biến động của thị trường tiêu thụ cao su thế giới nên giá mủ liên tục giảm mạnh. Chính vì vậy, việc đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho các nông trường cao su còn gặp nhiều khó khăn.
Sản lượng mủ cao su khai thácnăm 2021 đạt 969 tấn (tương đương 0,88 tấn/ha) đạt 102 %.
Vượt qua nghịch cảnh, đối diện với thời tiết khắc nghiệt, gió lốc, nắng nóng, bão giông, những vườn cây cao su của Công ty cổ phần ĐTPT cao su Nghệ An đã kiên cường vươn lên xanh tốt, mật độ sinh trưởng phát triển cao, sản lượng mủ khai thác năm 2021 đạt 969 tấn (tương đương 0,88 tấn/ha) đạt 102 % so với kế hoạch. Bên cạnh đó, Công ty cao su Nghệ An đã có nhiều chủ trương, chính sách sát, đúng với thực tế, áp dụng linh hoạt trong chỉ đạo điều hành, thường xuyên chủ động tổ chức giải phóng mặt bằng để có diện tích đất sản xuất, hoàn thành kế hoạch trồng mới cao su hàng năm.
Mặc dù ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhưng Công ty cao su Nghệ An luôn chú trọng chăm lo cho đời sống người lao động ngày càng ổn định, hoàn thành chỉ tiêu nộp thuế nhà nước, BHXH – BHYT - BHTN cho công nhân. Công đoàn công ty cũng đã trích quỹ “Mái ấm công đoàn” xây nhà cho cán bộ công nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn giúp họ ổn định cuộc sống. Đồng thời, xây 11 nhà ở công nhân cạo mủ vùng khó khăn, nâng cấp 3 bãi tập kết mủ đông, sửa chữa 1 nhà đội xuống cấp, nhà văn phòng Nông trường cao su Anh Sơn 2, đường điện lưới phục vụ cụm nhà ở công nhân cạo mủ vùng khó khăn, xây dựng nhà đội kết hợp trụ sở làm việc của lực lượng bảo vệ, quân sự. Đồng thời, hỗ trợ đào giếng nước sạch cho cộng đồng thôn, bản vùng triển khai trồng cao su và hỗ trợ làm đường giao thông nông thôn tại xã Tiền Phong, huyện Quế Phong…
Áp dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao tay nghề cho công nhân cạo mủ
Ông Nguyễn Đình Tuấn, Tổng giám đốc Công ty cổ phần ĐTPT cao su Nghệ An cho biết, hiện công ty đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp, phấn đấu thu nhập bình quân người lao động tăng hàng năm từ 5-10%. Đồng thời tích cực chỉ đạo việc chăm sóc, bảo vệ tốt 4357,2 ha cao su hiện có, từng bước nâng cao chất lượng vườn cây; đầu tư hợp lý vườn cây cao su đảm bảo quy trình kỹ thuật, sớm đưa vào khai thác nhằm đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định của người lao động.
Cây cao su đã bén duyên và phủ xanh hơn 4357,2 ha đất trống đồi trọc ở các huyện Thanh Chương, Anh Sơn, Quế Phong đã tạo việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương.
Ông Tuấn cũng cho rằng, việc áp dụng khoa học, kỹ thuật nhằm nâng cao tay nghề cho công nhân cạo mủ là điều rất cần thiết. Chính vì thế, tranh thủ thời gian cây cao su rụng lá, công ty sẽ tập trung đào tạo tập huấn nâng cao nghiệp vụ quản lý công tác khai thác mủ cho cấp nông trường, độisản xuất. Đồng thời, kiểm tra, đào tạo nâng cao tay nghề công nhân còn yếu, cạo hết cây, đủ nhát cạo đúng kỹ thuật để tăng năng suất.
Bên cạnh đó, công ty sẽ tăng cường kiểm tra, hướng dẫn kỹ thuật cạo mủ và hỗ trợ các nông trường trong công tác quản lý, khai thác mủ. Chủ động thu hút lao động ở nhiều địa phương khác nhau để có sự lựa chọn phù hợp và duy trì tính ổn định nhằm bố trí cạo hết phần cạo, số cây cạo theo kế hoạch đảm bảo duy trì nhịp độ cạo D3. Đồng thời, sử dụng thuốc kích thích mủ và thuốc BVTV đúng loại thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng số lượng để phát huy hiệu quả cao nhất nhằm đảm bảo tăng năng suất, bảo vệ mặt cạo.
End of content
Không có tin nào tiếp theo