Khó khăn chồng chất, AirAsia vẫn tự tin khẳng định sẽ sinh lời trở lại vào năm 2021
Mong muốn báo chí đóng góp hơn nữa vào cải cách môi trường kinh doanh trong doanh nghiệp / Bộ Công thương hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam giải quyết khó khăn do Nepal tạm ngừng nhập khẩu hồ tiêu
Giám đốc điều hành (CEO) của AirAsia Tony Fernandes đã đưa ra khẳng định trên với tờ CNBC. Ông cho rằng mục tiêu nói trên có vẻ không đáng tin, nhưng ông đã trải qua nhiều cuộc khủng hoảng trước đây.
Vị CEO này giải thích rằng giới chức các nước châu Á đã thực hiện nhiều biện pháp xử lý các đợt bùng phát của dịch COVID-19. Điều này sẽ giúp ngành hàng không của khu vực phục hồi một cách “bền vững hơn nhiều”.
Nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không đã bị chặn đứng do các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, bao gồm đóng cửa biên giới và hạn chế đi lại. Các hãng hàng không trên toàn thế giới rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính, nhiều hãng đã phải cắt giảm nhân sự và “cầu cứu” sự trợ giúp từ chính phủ để tồn tại.
Máy bay AirAsia ở sân bay Changi tại Singapore. (Ảnh: Reuters)
AirAsia cũng không phải là ngoại lệ. Reuters trích dẫn số liệu của Refinitiv cho biết hãng này vừa báo lỗ ròng 803,8 triệu Ringgit (188,4 triệu USD) trong quý I năm nay. Đây là mức lỗ trong quý I lớn nhất của AirAsia kể từ khi hãng bắt đầu niêm yết trên sàn chứng khoán Malaysia vào tháng 11/2004.
Tuy nhiên, ông Tony Fernandes nhấn mạnh AirAsia đang thực hiện tốt việc huy động nguồn vốn cần thiết để đảm bảo sự tồn tại của hãng. Ông cho biết nguồn vốn này có thể đến dưới dạng một khoản cho vay của chính phủ, phát hành cổ phiếu hoặc nợ.
CEO Tony Fernandes cho hay lượng vốn mục tiêu mà hãng đang tìm cách huy động không cố định, có thể là 1 tỷ Ringgit hoặc 2 tỷ Ringgit. CEO của AirAsia nói thêm trong bối cảnh hãng đang nối lại nhiều chuyến bay, tỷ suất lợi nhuận của hãng có thể còn tốt hơn cả thời kỳ trước đại dịch.
Hiện AirAsia đã nối lại khoảng 50% số chuyến bay nội địa ở Malaysia và có thể sẽ sớm khôi phục hoạt động bay đến Singapore khi chính phủ hai nước dự định cho phép nối lại hoạt động đi lại giữa hai quốc gia.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
359 sản phẩm của 190 doanh nghiệp được vinh danh Thương hiệu quốc gia năm 2024
Xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam tiến vào kỷ nguyên xanh
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần được kết nối với các quỹ ngoại
Vinamilk 16 năm liên tiếp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam
Ba thương hiệu thuộc DNP Holding được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam
Đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc