Hỗ trợ doanh nghiệp

Lợi nhuận sụt giảm lần đầu tiên sau 13 năm, cổ phiếu Tencent lao đao tìm đáy

Tính từ mốc đỉnh thiết lập vào hồi tháng 1, hơn 160 tỷ USD giá trị thị trường của Tencent đã bị thổi bay.

Tencent vừa công bố báo cáo kết quả kinh doanh hàng quý đáng thất vọng. Như vậy cùng với Facebook, một vài ngôi sao công nghệ đang cho thấy một vài dấu hiệu căng thẳng trong hoạt động kinh doanh của họ.

Cụ thể, Tencent gây bất ngờ cho các nhà đầu tư với lợi nhuận sụt giảm lần đầu tiên trong vòng 13 năm sau khi chính phủ Trung Quốc tái cơ cấu, đóng băng việc phê chuẩn lưu hành các game mới. Các lãnh đạo công ty thì nói rằng họ cũng chưa chắc khi nào quá trình này trở lại bình thường khiến áp lực lên công ty ngày càng khủng khiếp. Tính từ mốc đỉnh thiết lập vào hồi tháng 1, hơn 160 tỷ USD giá trị thị trường của Tencent đã bị thổi bay.

Lợi nhuận sụt giảm lần đầu tiên sau 13 năm, cổ phiếu Tencent lao đao tìm đáy - Ảnh 1.

Chính phủ Trung Quốc từng hết mực ủng hộ Tencent như một nhà vô địch về công nghệ hiện là nguyên nhân chính gây ra kết quả kinh doanh đáng thất vọng của họ khi gây khó dễ trong quá trình kiếm tiền từ game của Tencent. Công ty này vốn phụ thuộc vào những nội dung mới để thu hút và giữ chân người dùng trên dịch vụ WeChat, thông qua đó bán những món đồ chơi trong game và quảng cáo tới hàng tỷ người dùng. Tencent hiện vẫn chưa kiếm được tiền trong những game phổ biến nhất thế giới gồm Fortnite và Battlegrounds.

"Từ góc độ tăng trưởng doanh thu, mảng game trở thành lĩnh vực yếu kém, còn game lớn nhất của chúng tôi cũng không thể kiếm được tiền", chủ tịch Martin Lau nói trong buổi họp. "Đây là một thứ gì đó đang vượt ra ngoài tầm kiểm soát nhưng chúng tôi sẽ sớm giải quyết được vấn đề này".

Lợi nhuận ròng giảm 2% xuống còn 17,9 tỷ NDT (tương đương 2,6 tỷ USD) trong 3 tháng kết thúc vào tháng 6. Con số này thấp hơn một chút so với dự đoán 19,3 tỷ NDT của các chuyên gia phân tích và nó phản ánh thực trạng tăng chi, ít thu từ đầu tư hơn. Doanh thu mảng game di động giảm 19% so với quý đầu tiên.

"Kết quả khá tồi tệ", Benjamin Wu – một chuyên gia phân tích nói.

Trong dài hạn, Tencent vẫn nắm trong tay con bài chủ lực WeChat – dịch vụ nhắn tin phổ biến giúp họ củng cố mảng game và quảng cáo. Lượng người dùng hoạt động hàng tháng tăng 10% lên mức 1,06 tỷ trong quý kết thúc vào tháng 6 – một lượng khách hàng khổng lồ không chỉ mua sắm game, quảng cáo mà còn sử dụng các dịch vụ từ video tới tài chính. Doanh thu quảng cáo tăng 39% trong khi đó lượng thuê bao video cũng tăng gấp đôi.

Tencent cho rằng lợi nhuận sụt giảm là vì lợi nhuận thu về từ đầu tư cũng ít hơn. Công ty này cho biết họ đã rút tiền từ nhiều startup như Ele.me và Mobike để triển khai cho những dịch vụ mới như live-streaming và bán lẻ truyền thống.

Một linh vực tiềm năng khác của Tencent là thanh toán với lượng người dùng hoạt động hàng tháng ở mức 800 triệu người tính tới tháng 6. Khối lượng giao dịch hàng ngày tăng 40% trong quý này. Tuy nhiên Tencent cũng đưa ra cảnh báo rằng lợi nhuận gộp có thể giảm do yêu cầu dự trữ cao hơn cho mảng dịch vụ tài chính.

"Thất vọng lớn nhất là lợi nhuận. Họ đang lo ngại về mảng kinh doanh chính và đang tìm kiếm lĩnh vực mới để tăng trưởng. Một điều đáng lo ngại khác là mảng game sẽ sụt giảm", Billy Leung – một chuyên gia phân tích nhận định.

Lợi nhuận sụt giảm lần đầu tiên sau 13 năm, cổ phiếu Tencent lao đao tìm đáy - Ảnh 2.

Mảng game hiện vẫn là nguồn thu nhập chính của công ty. Doanh thu tăng 30% lên 73,7 tỷ NDT nhưng tốc độ mở rộng đang ở mức chậm nhất kể từ năm 2015 và thấp hơn so với dự đoán 77,7 tỷ NDT của các chuyên gia phân tích.

"Mảng kinh doanh game của Tencent tệ hơn dự kiến. Mặc dù có nhiều người chơi PUBG nhưng việc không thể kiếm được tiền từ game này đã khiến tốc độ tăng trưởng doanh thu sụt giảm".

Mới hoạt động 8 năm và được định giá hơn 30 tỷ USD, tỷ phú 'liều ăn nhiều' Masayoshi Son khẳng định startup này sắp trở thành Alibaba thứ 2
Theo Trí thức trẻ
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo