Nâng cao năng lực phát triển xuất khẩu xanh cho doanh nghiệp
Đà Nẵng mời gọi đầu tư vận chuyển khách du lịch bằng ô tô thoáng nóc / Áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế: Doanh nghiệp rất cần nhưng phần lớn... chưa tiếp cận
Châu Âu là thị trường nhập khẩu quan trọng các mặt hàng liên quan đến nạn phá rừng, bao gồm 50% cà phê và 60% ca cao của thế giới. Do đó, châu Âu đưa ra quy định nhằm giảm mất rừng và suy thoái rừng (EUDR) để giảm tác động của các sản phẩm do công dân EU mua đối với các khu rừng và diện tích rừng trên thế giới.
Quy định EUDR được đề xuất nhắm vào những mặt hàng có tác động lớn đến nạn phá rừng và một số sản phẩm có nguồn gốc từ chúng như cà phê, ca cao, đậu nành, dầu cọ, gia súc, gỗ và sản phẩm gỗ… Theo quy định được đề xuất của EU, các công ty điều hành có nghĩa vụ tiến hành thẩm định để bảo đảm những chỉ những sản phẩm không sản xuất trên đất phá rừng mới được phép vào thị trường EU. Các doanh nghiệp phải chứng minh rằng hàng hóa không được sản xuất trên bất kỳ vùng đất nào bị phá rừng hoặc suy thoái sau ngày 31/12/2020.
Trong khi đó, nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và bảo đảm một sân chơi bình đẳng cho các ngành công nghiệp, EU đưa ra Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon. CBAM được EU thí điểm áp dụng giai đoạn chuyển tiếp từ ngày 1/10/2023 và thực hiện đầy đủ từ năm 2026.
EU đang tiến hành kế hoạch để đạt được mục tiêu tham vọng trở thành lục địa trung hòa khí carbon vào năm 2050. Tuy nhiên, EU lo ngại các doanh nghiệp châu lục này có thể chuyển những hoạt động sản xuất phát thải nhiều carbon ra nước ngoài để tranh thủ các tiêu chuẩn còn lỏng lẻo, hay còn gọi là “rò rỉ carbon” qua việc chuyển lượng khí thải ra ngoài châu Âu và làm suy yếu nghiêm trọng tham vọng trung hòa khí hậu của EU và toàn cầu.
Theo Cục Xúc tiến thương mại, việc doanh nghiệp chủ động thực hiện các biện pháp tuân thủ CBAM và EUDR là vô cùng cần thiết. Qua đó, doanh nghiệp có kế hoạch, biện pháp và lộ trình điều chỉnh các hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu, duy trì và phát triển thị trường xuất khẩu phù hợp và hiệu quả trong bối cảnh mới.
Với mong muốn hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực xuất khẩu, đáp ứng tốt những yêu cầu mới của châu Âu, ngày 16/8 tới, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức Chương trình đào tạo, nâng cao năng lực phát triển xuất khẩu xanh.
Chương trình có quy mô dự kiến khoảng 70-80 đại biểu tham dự là đại diện các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, tổ chức hỗ trợ kinh doanh và xúc tiến thương mại… Các đại biểu có thể tham dự chương trình hoàn toàn miễn phí.
Chương trình sẽ giới thiệu tổng quan về EUDR và CBAM. Đồng thời đánh giá tác động của những quy định này tới xuất khẩu; cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam; tình hình triển khai EUDR và CBAM tại các quốc gia khác cũng như chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn áp dụng EUDR đối với các doanh nghiệp Việt Nam theo ngành hàng...
Tham dự chương trình, các doanh nghiệp cũng sẽ có cơ hội tìm hiểu thêm thông tin thị trường EU và các thị trường khác trong bối cảnh áp dụng EUDR và CBAM, các bài học kinh nghiệm xuất khẩu xanh thất bại và thành công của doanh nghiệp trong và ngoài nước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo