Hỗ trợ doanh nghiệp

Người bảo tồn nhiều loài cá quý hiếm trên sông Hậu

DNVN - Ngoài nuôi cá thương phẩm, trong các lồng bè ông Bảy Bon đang nuôi nhiều loài cá quý hiếm trên của sông Mê Kông như cá hồng vỹ (cá trê đuôi đỏ), cá hô, cá trà sóc, cá bảo ngọc, cá tra dầu, cá tra cờ, cá heo... Trong đó, loài cá quy hiếm nhất là cá hồng vỹ.

Doanh nghiệp công nghệ Việt hút vốn nhà đầu tư ngoại / Chuyên gia ADB: Năm 2022, giải ngân chương trình phục hồi kinh tế sẽ phức tạp hơn


Nuôi cá với tiêu chuẩn VietGAP

Ông Bảy Bon (59 tuổi; ngụ cồn Sơn thuộc khu vực 1, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thuỷ, TP Cần Thơ), quê quán tại Cà Mau. Từng học tại Trường ĐH Thuỷ sản Nha Trang, nhưng khi tốt nghiệp ông lại về Cục Hải quan tỉnh Cà Mau công tác. Tuy nhiên, ông vẫn có đam mê với thuỷ sản nên đã nuôi thêm cá lóc, cá tra... Ông tâm sự, cách đây khoảng 20 năm, tôi tình cờ quen một tiến sĩ chuyên về thuỷ sản người Pháp là ông Philip Serene. Người này nói với tôi rằng dòng sông Mê Kông là nơi nuôi cá rất thuận lợi mà trên thế giới không nơi nào sánh bằng. Sau đó, tôi nghỉ việc tại Cà Mau và phối hợp với ông Philip Serene, cùng nhiều tiến sĩ về thuỷ sản ở Hungary và ĐH Cần Thơ chọn cồn Sơn để đặt bè cá và tiến hành nghiên cứu.
Theo ông Bảy Bon, ngày trước khu vực sông Hậu chảy ngang qua cồn Sơn dòng nước chảy rất mạnh nên ít bị ô nhiễm, vì vậy giúp cá nuôi mau lớn. Thời điểm ấy, nhóm của ông tập trung nghiên cứu các loại cá trên 2 bè gồm, cá bống tượng, cá tra, cá dứa nước ngọt, cá chạch lấu, cá bông lau…
Ông Bảy Bon nuôi cá Koi phục vụ cho khách du lịch.

Ông Bảy Bon nuôi cá Koi phục vụ cho khách du lịch.

Quá trình nghiên cứu thì tập trung vào hệ số thức ăn, kiểm tra bệnh trên từng loài, tỷ lệ tăng trọng cũng như tỷ lệ hao hụt, quá trình cho đẻ trứng… Từ đó nhóm nghiên cứu quan niệm, nếu cứ đánh bắt thì một ngày nguồn cá tự nhiên cũng cạn kiệt nên khi cho cá đẻ xong và ương thành cá giống thì đều thả về tự nhiên. Trong quá trình làm việc với nhóm nghiên cứu ông đã học hỏi được rất nhiều điều nhất là ghi chép lại quá trình nuôi sao cho có lời và nuôi cá bán cho người khác ăn cho có sức khoẻ. Để làm được vậy thì phải nuôi theo quy trình sạch, chính điều này đã giúp ông định hướng nuôi cá thác lác cườm và những loại các khác bằng tiêu chuẩn VietGAP rất thành công sau này và đã mang lại thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm cho mô hình trên.
Bảo tồn nhiều loài cá quý hiếm
Đến nay, ông Bảy Bon sở hữu 30 lồng bè nuôi nhiều loài cá, ngoài cá thác lác cườm còn có cá xác sọc, cá heo, cá mú nước ngọt, cá Koi… Năm 2016, ông Bảy Bon phối hợp với người dân cồn Sơn làm du lịch cộng đồng. Điểm tham quan của ông rất được nhiều du khách ghé đến. Thời điểm chưa có dịch COVID -19, nơi đây đón tiếp từ 300-500 người/ngày, dịp lễ, Tết hơn 1.000 khách/ngày. Với việc vừa bán cá, vừa làm du lịch, ông Bảy Bon thu về cho gia đình trung bình mỗi năm từ 5-7 tỷ đồng.

Du khách thích thú khi đến tham quan bè nuôi các của ông Bảy Bon.

Du khách thích thú khi đến tham quan bè nuôi các của ông Bảy Bon.

Ngoài nuôi cá thương phẩm, trong các lồng bè ông Bảy Bon đang nuôi nhiều loài cá quý hiếm trên của sông Mê Kông như cá hồng vỹ (cá trê đuôi đỏ), cá hô, cá trà sóc, cá bảo ngọc, cá tra dầu, cá tra cờ, cá heo... Trong đó, loài cá quy hiếm nhất là cá hồng vỹ, được ông Bảy Bon nuôi 10 con. Đối với loài cá này, ông Bảy nuôi với mục đích bảo tồn, đồng thời nghiên cứu phương pháp cho cá đẻ, nhân giống.
Trước những thành công trên, ông Bảy Bon đã nhận được nhiều bằng khen từ UBND TP Cần Thơ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ tướng Chính phủ. Ngày 2/12 vừa qua, ông Bon là 1 trong 63 gương mặt nhà nông của cả nước nhận danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc” do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam trao tặng.
Như Quỳnh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm