Petrolimex 'buông' dự án lọc hóa dầu tỉ đô
Petrolimex đề xuất Chính phủ cho phép dừng thực hiện dự án tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong (Khánh Hòa).
Bách Hóa Xanh và bài toán lợi nhuận trong thị trường 70 tỷ USD / Tròn 20 năm ra đời, Google đã làm được gì và đang phải đối mặt với những khó khăn nào?
Báo cáo của Tập đoàn xăng dầu VN (Petrolimex) gửi đến Tổ công tác Thủ tướng tại buổi làm việc với tập đoàn hôm qua (25.9) đề xuất Chính phủ cho phép dừng thực hiện dự án tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) với lý do chính là tập trung vốn đầu tư các dự án quan trọng khác.
Petrolimex đề xuất dừng thực hiện dự án tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong.
Chưa rõ ưu đãi đã xin dừng
Đại diện Vụ Công nghiệp (Văn phòng Chính phủ) cho biết thêm hồi tháng 1.2018, Thủ tướng đã giao Bộ Công thương xem xét các đề xuất về chính sách ưu đãi mà nhà đầu tư mong muốn khi thực hiện dự án. Thế nhưng, trong lúc Bộ Công thương chưa báo cáo thì Petrolimex đã muốn rút lui.
Cho ý kiến về nội dung này, tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn nói rằng bộ này đồng tình với đề xuất dừng dự án mà Petrolimex nêu ra. Đây cũng là kiến nghị của Bộ Tài chính tại văn bản khi tham gia góp ý cho dự án này trước đây.
Nhắc lại quá trình về thay đổi công suất, thu xếp vốn, xin cơ chế ưu đãi... Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Văn Hiếu cho rằng lý do chính của việc muốn dừng dự án là nằm ở năng lực tài chính. Theo ông Hiếu, hiện cả nước đã có 2 dự án lọc dầu rất lớn là Dung Quất và Nghi Sơn, nên việc có thêm một dự án tương tự cho mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng không quá cấp thiết như trước. Kết luận buổi làm việc, Tổ phó Tổ công tác của Thủ tướng - Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Cao Lục đề nghị Bộ Công thương cần sớm có văn bản báo cáo chính thức lên Thủ tướng.
Dự án lọc hóa dầu Nam Vân Phong được Petrolimex và các đối tác đăng ký đầu tư từ năm 2008 với số vốn dự kiến ban đầu khoảng 4,4 - 4,8 tỉ USD, dự kiến khởi công năm 2011 và đi vào hoạt động cuối năm 2013. Đến cuối năm 2014, Tập đoàn JX Nippon Oil & Energy (JX) đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác chiến lược với Petrolimex, mở đường để hai bên liên doanh thúc đẩy dự án. Tại thời điểm đó, Petrolimex và JX dự kiến hoàn tất việc phát hành tăng vốn, thành lập công ty liên doanh đầu tư dự án tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong để xúc tiến các thủ tục đầu tư vào giữa năm 2015.
Năm 2016, khi JX chính thức trở thành đối tác chiến lược, Petrolimex vẫn công bố theo đuổi dự án, dù khi đó vốn đầu tư dự tính đã tăng lên khoảng 6 - 7 tỉ USD. Thế nhưng sau 2 năm yên ắng, Petrolimex bất ngờ xin rút khỏi dự án.
Tha thiết nới “room” cho nhà đầu tư ngoại
Trong khi đó, câu chuyện nới “room” (tỷ lệ sở hữu) cho nhà đầu tư ngoại lại được lãnh đạo Petrolimex lật đi lật lại dù đại diện đoàn công tác không ít lần nhắc Chính phủ đã nói không. Cụ thể, doanh nghiệp muốn tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài lên không quá 49% vì chính phủ đang mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia trực tiếp và gián tiếp vào thị trường xăng dầu để nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong nước.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn nói thẳng “thị trường đang tương đối tốt nên cứ thoái vốn theo lộ trình trên căn cứ quyết định của Thủ tướng đã duyệt”. Thứ trưởng Nguyễn Văn Hiếu cho biết việc nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư ngoại thì Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã kết luận là hiện không quá 20% nên cứ thế mà thực hiện.
Chủ tịch Petrolimex Phạm Văn Thanh cho biết tập đoàn đã nắm được thông báo kết luận của Phó thủ tướng chỉ cho phép nhà đầu tư ngoại tham gia không quá 20%, nhưng thực tế hiện nay ngoài 8% của đối tác chiến lược Nhật, khoảng 5% các quỹ ngoại mua trên thị trường chứng khoán thì phần còn lại chỉ khoảng 7 - 8% sẽ không đủ hấp dẫn đối tác nước ngoài. “Cho nên đây là chúng tôi kiến nghị lại”, ông Thanh nói.
Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh cũng chia sẻ trong các cam kết hội nhập, VN giữ được quyền cho hoặc không cho nhà đầu tư ngoại tham gia thị trường phân phối xăng dầu. “Có điều giờ đây chúng ta cho phép nhà đầu tư nước ngoài vào rồi thì không nên phân biệt đối xử nữa. Cho nên chúng ta có thể báo cáo lại về việc tăng room cho nhà đầu nước ngoài”, ông Khánh nói.
|
Theo Thanh niên
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
359 sản phẩm của 190 doanh nghiệp được vinh danh Thương hiệu quốc gia năm 2024
Xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam tiến vào kỷ nguyên xanh
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần được kết nối với các quỹ ngoại
Vinamilk 16 năm liên tiếp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam
Ba thương hiệu thuộc DNP Holding được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam
Đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc
Cột tin quảng cáo