Hỗ trợ doanh nghiệp

Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel: “Đổi mới sáng tạo là yêu cầu bắt buộc”

Chuyển đổi số là quá trình đòi hỏi sự sáng tạo, đổi mới quyết liệt trong nội tại mỗi doanh nghiệp để tái định nghĩa chính mình với những năng lực hoàn toàn mới. Ông Đỗ Minh Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel chia sẻ về hoạt động sáng tạo nhằm chuyển đổi Viettel từ một nhà khai thác viễn thông thành nhà cung cấp dịch vụ.

Ứng phó với biến đổi khí hậu: Sự hỗ trợ của Chính phủ chưa đủ để DN phát triển bền vững / HDBank tặng ngay 5 triệu đồng cho khách hàng mở mới tài khoản

Phóng viên: Vai trò, vị trí của đổi mới sáng tạo trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp?

Ông Đỗ Minh Phương – PTGĐ Tập đoàn Viettel: Đổi mới sáng tạo là yêu cầu bắt buộc của doanh nghiệp nào muốn phát triển, đặc biệt trong thời đại cách mạng 4.0 thì việc đổi mới sáng tạo càng bức thiết hơn do công nghệ và các ứng dụng công nghệ liên tục thay đổi và phát triển. Hơn nữa, trong thời đại này, để tồn tại và phát triển được, các sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp không chỉ cần tốt nhất, mà còn phải nhanh nhất, độc đáo nhất.

Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel: “Đổi mới sáng tạo là yêu cầu bắt buộc” - 1

Ông Đỗ Minh Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel

Ở Viettel, đổi mới sáng tạo được xác định là sứ mệnh của mình. Suốt những năm qua, Viettel đã nỗ lực thực hiện sứ mệnh này. Năm nay, khẩu hiệu hành động của Viettel là “Đổi mới – Đổi mới – Đột phá – Tiên phong”. Như thế để thấy rằng, đổi mới, sáng tạo rất được chú trọng ở Viettel.

Viettel đã qua 4 giai đoạn phát triển. Giai đoạn 10 năm đầu tiên, chúng tôi đi làm thuê, xây lắp công trình cột cao cho các công ty viễn thông, các đài truyền hình. Nhưng ngay tại thời điểm đó, Viettel đã có nhiều sáng tạo để xây dựng những cột cao ở những địa hình rất phức tạp với điều kiện trang thiết bị hạn chế. 10 năm tiếp theo, Viettel bước chân vào kinh doanh dịch vụ viễn thông, chúng tôi đã đã có nhiều đột phá để phổ cận dịch vụ viễn thông ở Việt Nam. Giai đoạn phát triển 10 năm thứ ba, Viettel bước chân vào lĩnh vực nghiên cứu sản xuất và bắt đầu đầu tư ra nước ngoài, chúng tôi cũng đã có nhiều sáng kiến để có thể mang dịch vụ di động đến với mọi người ở các quốc gia mà chúng tôi đầu tư. Trong nghiên cứu sản xuất và an ninh mạng, chúng tôi cũng đã có nhiều giải pháp và góc nhìn không theo lối mòn để có thể triển khai có hiệu quả trong một thời gian ngắn. Và bây giờ, trong giai đoạn phát triển tiếp theo, Viettel chúng tôi tiếp tục xác định cho mình sứ mệnh kiến tạo xã hội số ở Việt Nam để khởi tạo những thực tại mới.

Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel: “Đổi mới sáng tạo là yêu cầu bắt buộc” - 2

Hàng năm, Viettel đầu tư bao nhiêu cho hoạt động nghiên cứu và phát triển? Các hình thức hỗ trợ hoạt động đổi mới sáng tạo tại Tập đoàn hiện nay như thế nào?

Hàng năm, chúng tôi có nguồn chi khoảng 1.500 tỷ đồng (khoảng 3% thu nhập tính thuế) cho quỹ nghiên cứu và phát triển. Tuy nhiên, để sử dụng khoản này, chúng tôi không triển khai dưới dạng các đề tài nghiên cứu mà là các dự án. Chúng tôi không có các chủ nhiệm đề tài mà có các giám đốc dự án. Mỗi dự án phải hoàn vốn và có lợi nhuận sau một thời gian nhất định. Vì thế, người làm nghiên cứu còn phải hiểu thị trường, phải biết bán hàng.

Ở Viettel, chúng tôi có rất nhiều hình thức để việc đổi mới, sáng tạo phải là việc hàng ngày, việc của mỗi người, mỗi bộ phận.

 

Thứ nhất là về cơ chế động lực, chúng tôi đưa chỉ số đổi mới sáng tạo ở tất cả các cơ quan, đơn vị. Ví dụ, từ vài năm trước, chúng tôi đặt ra yêu cầu về dịch chuyển, trong kế hoạch năm, từng cơ quan đơn vị phải có tỷ lệ nhiệm vụ về chuyển đổi, có đầu việc đo đếm được để đánh giá. Mỗi năm, chúng tôi cũng đặt ra chỉ tiêu về tối ưu chi phí đi kèm với nâng cao chất lượng. Với yêu cầu này, tất cả các đơn vị đều phải tìm cách đổi mới, sáng tạo. Viettel cũng luôn đặt ra mục tiêu cao để đội ngũ phải bỏ đi cách suy nghĩ thông thường, tìm cách làm đột phá. Bên cạnh đó, cơ chế khen thưởng của Viettel đều có các chỉ tiêu về đổi mới, sáng tạo để động viên, khích lệ CBNV.

Thứ hai là về tổ chức. Với những việc mới, lĩnh vực mới, chúng tôi tách nhỏ các đơn vị để thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, phản ứng nhanh và linh hoạt.

Thứ ba là cơ chế đặt hàng. Chúng tôi đặt hàng giải các vấn đề khó của Viettel. Sau khi đáp ứng yêu cầu của Viettel, chúng tôi hoàn toàn có thể cung cấp các giải pháp giải pháp này cho các tổ chức khác. Ví dụ, hệ thống vOCS của Viettel được đánh giá là hệ thống tính cước thời gian thực lớn nhất thế giới hiện nay bắt nguồn từ một mong muốn quản lý hiệu quả 100 triệu khách hàng của Viettel và mỗi khách hàng có thể được thiết kế riêng từng gói cước. Hoặc hệ thống xử lý văn bản điện tử đang giúp Chính phủ tiết kiệm gần 1.000 tỷ đồng mỗi năm chính là xuất phát từ mong muốn xây dựng một văn phòng di động ở Viettel. Chúng tôi xây dựng hệ thống vOffice cho Viettel và sau đó cung cấp thành giải pháp để đi bán.

Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel: “Đổi mới sáng tạo là yêu cầu bắt buộc” - 3

Thứ tư là về hợp tác, chúng tôi đưa ra chủ trương hợp tác với các công ty khởi nghiệp để có thể dùng tiềm lực của mình kích thích đổi mới sáng tạo trong cả xã hội. Họ giúp chúng tôi tìm ra cách làm mới cho một sản phẩm, giải pháp đã cũ và cung cấp một góc nhìn khác, gợi cho chúng tôi nhiều ý tưởng khác biệt. Ở chiều ngược lại, Viettel có quy mô và tập khách hàng lớn. Chúng tôi sẽ giúp các công ty khởi nghiệp có thể biến các ý tưởng thành hiện thực và phát triển tốt hơn. Viettel nhận thức được, nhỏ hơn sẽ linh hoạt và chạy nhanh hơn.

Những giải pháp sản phẩm và kết quả điển hình cho hoạt động nghiên cứu, đổi mới sáng tạo của Viettel?

 

Dựa vào các hoạt động nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, Viettel chế tạo, làm chủ, sản xuất rất nhiều các giải pháp, sản phẩm.

Đối với lĩnh vực công nghệ thông tin, Viettel đã và đang triển khai xây dựng Chính phủ điện tử, thành phố thông minh. Cụ thể là, cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư; Hệ thống Hải quan một cửa quốc gia; Hệ thống giám định và thanh toán Bảo hiểm y tế; Hệ thống Quản lý hộ tịch, quốc tịch; Hệ thống tiêm chủng quốc gia; Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng dược quốc gia; Hệ thống thông tin giáo dục, thi THPT quốc gia; Hạ tầng thanh toán/TM số di động; Hệ thống điều hành và quản lý doanh nghiệp online; Mạng xã hội Việt Nam. Các sản phẩm giải pháp này đã góp phần hiện đại hoá các Bộ ban ngành và doanh nghiệp, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân.

Trong lĩnh vực ứng dụng AI, Viettel cũng đã xây dựng hàng chục hệ thống, thực hiện vai trò trợ lý ảo, giám sát từ không gian, giám sát danh tiếng, hỗ trợ bác sỹ chẩn đoán, tầm soát bệnh qua phim chụp… nhằm giải quyết các vấn đề nóng của xã hội, an ninh quốc phòng cũng như tối ưu hóa các nguồn lực thúc đẩy kinh doanh của Viettel.

Trong lĩnh vực Công nghiệp điện tử viễn thông, Viettel cũng đã nghiên cứu và làm chủ các dòng thiết bị vô tuyến, mạng lõi, thiết bị đầu cuối.

Còn với Công nghiệp An ninh mạng, Viettel phát triển 3 nhóm giải pháp chính nhằm bảo vệ Chính phủ, Doanh nghiệp và người dùng Internet. Cụ thể bao gồm: Dự án Tường lửa Quốc gia, Hệ sinh thái ứng dụng Việt Nam và Các dịch vụ An ninh mạng.

 

Nhìn chung, chúng tôi xác định các sản phẩm, dịch vụ của mình được hình thành để giải quyết các vấn đề cuộc sống. Chính vì vậy, mỗi nhu cầu phát sinh của khách hàng và khách hàng tiềm năng, đều là động lực để chúng tôi đổi mới sáng tạo.

Theo dantri.com.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm