Hỗ trợ doanh nghiệp

Sản xuất “xanh”: Xu hướng phát triển bền vững của ngành vật liệu xây dựng

Các DN vật liệu xây dựng nói chung và ngành xi măng nói riêng đang gia tăng sản xuất, thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi các dây chuyền công nghệ từ "xám" sang "xanh".

Các doanh nghiệp cần gia tăng tính cảnh giác, cẩn trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu / Khởi công dự án Trung tâm Triển lãm trải nghiệm Đảo Tiên, vốn đầu tư 400 tỷ đồng

Hậu COVID-19, các lĩnh vực xây dựng hạ tầng giao thông, bất động sản đang được đẩy mạnh triển khai, bù lại tiến độ cho thời gian dài "đóng băng" vì dịch bệnh trước đó. Đây cũng được xem là cơ hội cho các doanh nghiệp vật liệu xây dựng nói chung và ngành xi măng nói riêng gia tăng sản xuất, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi các dây chuyền công nghệ từ "xám" sang "xanh", nhằm thực hiện quy hoạch phát triển bền vững ngành vật liệu xây dựng của Chính phủ.

Sản xuất “xanh”: Xu hướng phát triển bền vững của ngành vật liệu xây dựng - Ảnh 1.

Các doanh nghiệp vật liệu xây dựng tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi các dây chuyền công nghệ từ "xám" sang "xanh".

Tận dụng nguồn chất thải từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp để làm nguyên liệu đầu vào sản xuất vật liệu xây dựng là chủ trương lớn được Chính phủ khuyến khích. Theo đại diện Bộ Xây dựng, việc thay thế các dây chuyền công nghệ mới để thực hiện chủ trương này đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn. Vì vậy, các gói tín dụng "xanh" được xem là giải pháp hiệu quả tiếp sức cho các doanh nghiệp.

Trong lĩnh vực sản xuất xi măng, nhiều nhà máy đã được xây dựng với dây chuyền công nghệ cách đây hàng chục năm, giờ đã trở nên lạc hậu, lượng phát thải lớn. Vì vậy, việc chuyển sang công nghệ xanh, bài toán chi phí đầu tư đang được doanh nghiệp sản xuất và các nhà cung cấp công nghệ tính toán nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế.

Sản xuất “xanh”: Xu hướng phát triển bền vững của ngành vật liệu xây dựng - Ảnh 2.

Các doanh nghiệp xi măng cần đầu tư công nghệ mới, tiết giảm chi phi và tăng năng suất lao động.

"EVFTA sẽ mang lại nhiều cơ hội tốt hơn cho cả các DN Việt Nam và châu Âu. Các thiết bị, công nghệ tiên tiến của châu Âu sẽ được nhập khẩu về Việt Nam với chi phí thấp hơn, đồng thời, các sản phẩm vật liệu xây dựng sản xuất tại Việt Nam cũng có thêm cơ hội xuất khẩu sang châu Âu" - ông Weert Borner LL.M., Phó Đại sứ Cộng hòa Liên banh Đức tại Hà Nội, nhận định.

Tại Việt Nam, có tới 2/3 số dây chuyền sản xuất xi măng chỉ có công suất 1 triệu tấn/năm, chiếm khoảng 20% sản lượng toàn ngành. Theo các chuyên gia, các doanh nghiệp xi măng cần đầu tư công nghệ mới, tiết giảm chi phi và tăng năng suất lao động để nâng quy mô lên tối thiểu 5 - 10 triệu tấn/năm mới đảm bảo cạnh tranh, phát triển bền vững.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm