Hỗ trợ doanh nghiệp

Starbucks mở cửa hàng đầu tiên tại Italy sau 35 năm

Sau chuyến thăm Milan đáng nhớ, doanh nhân Mỹ Howard Schultz đã thực hiện được ước mơ mang Starbucks đến Italy.

Ngày 7/9, Starbucks mở cửa hàng đầu tiên tại Italy. Đây cũng là "Reserve Roastery" (Nhà máy Dự trữ) thứ 3 của hãng sau Seattle (Mỹ) và Thượng Hải (Trung Quốc).

Cửa hàng cao cấp nằm trongPalazzo del Postetrong Piazza Cordusio ở thành phố Milan, cách nhà hát opera La Scala nổi tiếng vài phút đi bộ. Một trong những thiết kế nổi bật là quầy bar dài 9 m khắc từ đá cẩm thạch nguyên khối vùng Tuscany.

Nội thất của cửa hàng Starbucks ở Milan. (Nguồn: CNN)

Nhắm vào phân khúc thương lưu, quán sẽ bán cà phê "cao cấp, gói nhỏ" và đồ ăn của thợ làm bánh danh tiếng Rocco Princi, công ty cho biết. Một cốc cà phê espresso có giá 1,8 euro (2,10 USD), cao hơn nhiều so với giá một euro (1,16 USD) tại nhiều quán cà phê ở đây.

Jonny Forsyth, phó giám đốc thực phẩm và đồ uống tại công ty nghiên cứu thị trường Mintel, cho rằng phong cách đồ uống nhiều sữa, đựng trong cốc siêu lớn của Starbucks sẽ không thành công ở Italy.Starbucks đã mở 28.000 cửa hàng tại 77 thị trường trước khi đến Italy, nơi cà phê là một phần quan trọng trong ẩm thực và đời sống.

Người dân ở quốc gia tiêu thụ cà phê lớn thứ 6 châu Âu uống 6 tỷ cốc mỗi năm. Tuy nhiên, phong cách ở đây khoàn toàn khác Mỹ. Người dân có thói quen nhấm nháp một cốc vào buổi sáng để lấy năng lượng bắt đầu ngày mới; và đó phải là loại cà phê espresso giá rẻ mua từ những quán vỉa hè.

"Sự khác biệt về văn hóa cà phê không thể bị bỏ qua", ông nói. Theo Forsyth, các cửa hàng mới phải tập trung vào thị hiếu địa phương như espresso cũng như kem và pizza làm theo yêu cầu thay vì sử dụng công thức truyền thống của Starbucks.

Tuy nhiên, giới trẻ có thể bị hấp dẫn bởi văn hóa độc đáo của thương hiệu, nơi khách hàng thường nán lại trong cửa hàng để trò chuyện với bạn hoặc làm việc, một số chuyên gia dự đoán.

 

"Starbucks có thể hoạt động tốt trong trung và dài hạn", Alexandre Loeur, nhà phân tích cấp cao của công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor International, nói.

Starbucks cũng công bố kế hoạch mở thêm cửa hàng ở Milan với đối tác cấp phép Percassi từ cuối năm nay.

Piazza Cordusio. (Nguồn: CNN)

Howard Schultz, nhà sáng lập kiêm chủ tịch danh dự của Starbucks, nảy ra ý tưởng làm mới thương hiệu sau chuyến thăm Milan năm 1983.

 

"Tôi đi trên đường phố Milan và bị mê hoặc, quyến rũ và say sưa bởi những quán cà phê Italy. Tôi vội vã quay trở lại Mỹ với một ý tưởng tuyệt vời, và mọi người đều nghĩ rằng tôi bị điên", ông nhớ lại.

"Chúng tôi không đến đây để dạy người Italy cách pha cà phê, chúng tôi đến đây với sự khiêm tốn và tôn trọng, để thể hiện những gì chúng tôi đã học được".


Mặt ngoài của cửa hàng Starbucks tạiPalazzo del Poste, nơiHoward Schultz gửi thông điệp đến nước Ý: "Il mio sogno si sta avverando - Ước mơ của tôi đã trở thành hiện thực"

"Ba mươi lăm năm trước, ông chủ và CEO ngày nay của Starbucks - Howard Schultz - đến Milano lần đầu, khi đang là giám đốc tiếp thị của Starbucks, ngỡ ngàng với những gì người Ý đang làm với cafe, trải nghiệm văn minh cafe Ý với hàng trăm năm, trải nghiệm cách những baristas chuẩn bị một ly expresso đã “mở mắt" cho Schultz. Khi trở lại Seattle, và không thể “khuyên nhủ” lãnh đạo của công ty sản xuất cafe mở rộng mô hình bài học Italia dù quán cafe đầu tiên của Schultz ở Seattle sau chuyến đi đó rất thành công. Schultz đã rời bỏ Starbucks để thiết lập chuỗi cafe kiểu Ý Il Giornale rồi lại bán nó cho chính Starbucks, và sau đó, thôn tính và trở thành CEO và ông chủ của Starbucks khi nó gặp khó khăn và đưa nó trở thành chuỗi cửa hàng cafe lừng danh toàn cầu với triết lý “chỗ thứ ba”.

“Chúng tôi thật sự tôn trọng những người Italia với di sản to lớn và văn hoá cafe Ý” chính là một lý do mà Starbucks nói với báo chí Ý về lý do họ luôn đứng bên ngoài nơi họ đã được hoài thai. “Chúng tôi đến Ý để học những gì tốt nhất, nhưng chúng tôi cũng sẽ mang đến những trải nghiệm độc đáo cho người Ý: nơi chốn thứ ba sau gia đình và nơi làm việc, để thưởng thức những ly cafe tuyệt hảo. Chúng tôi nghĩ mình có một lượng khách hàng đông đảo ở Ý”.

 

Nhưng người Ý không nghĩ và chia sẻ những lời khiêm nhường và ý tưởng của Starbucks. Những người Ý đã luôn có một nơi thứ ba hàng ngày của họ hàng trăm năm nay, đó là những quán bar theo kiểu Ý, nơi luôn có cả những ly expresso và cả đồ uống có cồn, từ chai vang địa phương đến ly grappa. Ở Ý có 149.300 bar, tức là trung bình khoảng 406 người dân sẽ có một cái bar phục vụ họ, và đó chính là đối thủ cạnh tranh của Starbucks.

Và buồn cười, là chính những người Ý cũng không coi Starbucks sẽ là đối thủ của họ. Ngay tại Milano, một ly cappucino kiểu Ý đang được bán khoảng 3 đô-la, còn ở Mỹ, giá trước thuế cho một ly cappuccino vào khoảng 3,95 đô-la trước thuế, và quan trọng hơn “ở một quán bar Ý, khách hàng là con người, được coi trọng, còn Starbucks cư xử với khách hàng như những con số”.

Chủ quán cafe Rivoli ở Milano nói rằng “những ly expresso và cappucino đã chảy sâu trong truyền thống của người Ý” và cho rằng những thức uống hiện đại của Starbucks có thể sẽ là gợi ý cho những du khách nước ngoài và gây tò mò cho người Ý, nhưng chẳng bao giờ thay thế được cafe Ý thực thụ".


Theo ndh.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo