Tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam - Hàn Quốc
Hỗ trợ cộng đồng DNNVV nhận thức thực sự đầy đủ về EVFTA / "Chính phủ và các bộ, ngành sẽ đồng hành cùng DNNVV trong sân chơi thương mại EVFTA"
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, khu vực DNNVV luôn có vị trí đặc biệt, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế-xã hội của các quốc gia. Ở Việt Nam, các DNNVV chiếm khoảng 98% trong tổng số gần 930.000 doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế.
Trong chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol tới Việt Nam tháng 6/2023, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng và Bộ trưởng Oh Young Joo đã thảo luận về việc hai bộ thành lập Uỷ ban hợp tác cấp bộ.
"Việc thành lập ủy ban nhằm mục tiêu tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các doanh nhân của hai nước cũng như tăng cường hợp tác giữa DNNVV và khởi nghiệp trong các lĩnh vực có thế mạnh của hai bên", ông Dũng nói.
Tháng 7/2024, trong chuyến thăm Hàn Quốc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, hai bộ trưởng đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về DNNVV và khởi nghiệp trước sự chứng kiến của hai Thủ tướng. Hai bên hy vọng biên bản hợp tác sẽ mở ra nhiều cơ hội mới về hợp tác đầu tư, thương mại, kết nối kinh doanh giữa DNNVV hai nước; góp phần thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững của hai quốc gia.
Ông Dũng nhấn mạnh, thông qua hoạt động của ủy ban hợp tác giữa 2 bộ, cùng với sự tham gia của các viện nghiên cứu, Hiệp hội DNNVV Hàn Quốc và Hiệp hội DNNVV Việt Nam sẽ cùng nhau triển khai tích cực và hiệu quả các dự án. Nhất là dự án trên các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, chế biến thực phẩm, dược phẩm, chip bán dẫn, điện tử…
Cuộc họp lần thứ nhất Uỷ ban hợp tác về DNNVV và khởi nghiệp giữa hai bộ là cơ hội để trao đổi, thảo luận về tình hình phát triển DNNVV hai nước. Qua đó, đặt ra những trọng tâm cần thúc đẩy trong hỗ trợ DNNVV giữa hai quốc gia trong thời gian tới.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục tin tưởng và mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực mà Hàn Quốc có thế mạnh và Việt Nam đang có nhu cầu cao. Đặc biệt là các lĩnh vực kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ và các ngành mới nổi như chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, hydrogen, công nghiệp văn hóa-giải trí.
"Chúng tôi mong muốn Chính phủ và các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp Hàn Quốc và toàn cầu", ông Dũng nhấn mạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo