Thị trường thức ăn nhanh: Doanh nghiệp nội "vượt mặt" các "ông lớn" ngoại?
Xây dựng mạng lưới doanh nghiệp Việt toàn cầu / Doanh nghiệp Nhà nước: Lương cơ bản của chủ tịch từ 60-70 triệu đồng/tháng
Ảnh minh họa
Theo thông tin từ công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor International có trụ sở tại London, McDonald's Việt Nam đã hoạt động tốt. Đó là mở rộng danh mục các sản phẩm với các món gà – một trong những loại thực phẩm phổ biến với người trẻ Việt Nam thay vì chỉ là burger truyền thống. Đồng thời ghi nhận mức tăng trưởng năm 2018 của McDonald's Việt Nam ở mức hai con số. Tuy nhiên, báo cáo này cho biết, từng đó thôi là chưa đủ.
Các ông lớn "đánh trượt" thị hiếu
Trong khi các "ông lớn" phương Tây đang ghi nhận tốc độ tăng trưởng chững lại thì doanh nghiệp bản địa lại chứng tỏ được sự "vượt trội" của mình khi thấu hiểu nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng.
Theo phân tích của bà Deepika Chandrasekar, chuyên gia phân tích, nghiên cứu tại Euromonitor International: "Để "sống sót" trong bối cảnh thị trường thức ăn nhanh cạnh tranh khốc liệt tại Việt Nam, McDonald's đã cố gắng kết hợp hương vị Việt Nam vào các sản phẩm của mình, như món gà rán giòn được chính thức đưa vào thực đơn vào tháng 11 năm 2018".
Cũng theo nhà nghiên cứu này,McDonald's đã từng có khoảng thời gian "chật vật" để tìm ra giá trị khác biệt giữa mình và các cửa hàng địa phương. Người tiêu dùng Việt Nam có lựa chọn đa dạng hơn khi đi vào các cửa tiệm mang đậm nét văn hoá như phở hoặc các món ăn đường phố, với giá cả phải chăng hơn. Bởi các cửa hàng này cũng không bị chịu chi phí về nhượng quyền thương hiệu.
Ngoài ra, cũng theo bà Deepika Chandrasekar, McDonald's còn gặp phải khó khăn trong việc cung cấp dịch vụ khi lên kế hoạch cho việc nhượng quyền thương hiệu ở các thành phố khác, khi mà các cửa hàng thực phẩm truyền thống phục vụ khách hàng rất nhanh.
Vì vậy, trong thời gian tới, McDonald's Việt Nam cần phải cải tiến nhiều hơn nữa, thay vì chỉ dừng lại ở việc làm mới thực đơn. Theo đó, McDonald's còn phải cung cấp thực đơn với các món ăn mang đậm tính địa phương hơn, tăng tính trải nghiệm của khách hàng khi đến với cửa hàng của McDonald's cũng như đổi mới công nghệ.
Báo cáo về thị trường thức ăn nhanh tại Việt Nam của Euromonitor International cũng tiết lộ rằng, nhiều thương hiệu thức ăn nhanh nước ngoài lớn ở Việt Nam đã cho thấy sự sụt giảm doanh thu trong năm 2017, bao gồm Burger King, Popeyes, Subway, Carl's Jr... Mặc dù, Lotteria và KFC vẫn duy trì vị trí những thương hiệu dẫn đầu trên thị trường tuy nhiên, mức tăng trưởng doanh số thấp.
Cụ thể, báo cáo tài chính của Lotteria cho thấy chuỗi thức ăn nhanh ghi nhận khoản lỗ sau thuế lần lượt là 118 tỷ đồng (5,13 triệu USD) và 135 tỷ đồng (5,87 triệu USD) vào năm 2015 và 2016. Vào cuối năm 2016, lỗ lũy kế của Lotteria đã lên tới hơn 346 tỷ đồng (18 triệu USD), trong khi vốn điều lệ của nó chỉ đạt 438 tỷ đồng (18,83 triệu USD), theo báo cáo của truyền thông.
Trong khi đó, KFC, đối thủ cạnh tranh của Lotteria, cũng báo cáo lỗ, với tỷ suất lợi nhuận thấp 15% trong năm 2016. Đáng nói kết quả này còn còn thấp hơn so với năm trước, với khoản lỗ lến tới 25 tỷ đồng (1,1 triệu USD) trong năm 2015. Trong khi đó, năm 2016, lợi nhuận của KFC là 15 tỷ đồng (652.000 USD).
Lý giải về một trong những nguyên nhân chững lại của các hãng đồ ăn nhanh nước ngoài, bà Grace Chia, bình luận: "Người Việt Nam thích thực phẩm lành mạnh. Bên cạnh đó, người tiêu dùng Việt Nam có đa dạng lựa chọn với giá cả phải chăng tại các cửa hàng hoặc các món ăn đường phố và nhu cầu về thức ăn nhanh là thấp. Thêm nữa, tăng trưởng doanh số tại các chuỗi thức ăn nhanh hàng đầu KFC và Lotteria đã chậm lại khi thị trường đạt đến điểm bão hòa".
Sự trỗi dậy của doanh nghiệp địa phương
Trái ngược với sự sụt giảm nhu cầu về đồ ăn nhanh phương Tây, các doanh nghiệp đồ ăn nhanh Việt Nam đã phát triển và trở thành đối thủ nặng ký của các hãng đồ ăn nhanh nước ngoài. Nhờ sự học hỏi từ các đối thủ để chuẩn hóa mô hình kinh doanh và do có thế mạnh thấu hiểu thị hiếu, thói quen tiêu dùng của người tiêu dùng bản địa; vì vậy, nhiều doanh nghiệp thức ăn nhanh Việt Nam đã và đang chiếm được thị phần ngày càng tăng và chuỗi cửa hàng ngày càng mở rộng.
Cụ thể, theo chia sẻ của ông Nguyễn Xuân Vũ, Công ty cổ phần Tân Việt Sin foods, mặc dù các “đối thủ” là thương hiệu đồ ăn nhanh nước ngoài rất mạnh về mọi mặt, tuy nhiên, chúng tôi lại có những lợi thế riêng của mình.
Cũng theo ông Nguyễn Xuân Vũ, doanh nghiệp ông luôn chú trọng đến chiến lược tránh việc đối đầu với “người khổng lồ”. Đồng thời, trong khi McDonald’s và KFC chọn phân khúc tầm trung đến cao cấp thì Công ty cổ phần Tân Việt Sin foods chọn phân khúc thị trường với mức giá phải chăng hơn.
Cũng theo ông Nguyễn Xuân Vũ, một lợi thế khác của các doanh nghiệp thức ăn nhanh địa phương là họ biết khách hàng thích gì chứ không phải quy mô của chuỗi nhà hàng, điều này đã quyết định phần lớn thành công của các thương hiệu thực phẩm đồ ăn nhanh.
Đồng tình với quan điểm này, một vị chuyên gia trong ngành đồ ăn nhanh cũng cho rằng,các doanh nghiệp Việt Nam có thể cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp nước ngoài. Khi các doanh nghiệp Việt Nam quản trị công ty tốt, cung cấp các sản phẩm độc đáo, hoặc dịch vụ phù hợp với văn hóa và thói quen tiêu dùng của người Việt.
Ngoài ra, ôngHoàng Tùng, CEO của Pizza Home thì cho rằng, các sản phẩm của các “đại gia” nước ngoài như McDonald, và Burger King dường như đã “đánh trượt” thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam. Bởi burger có thể phổ biến ở phương Tây, tuy nhiên, tại Việt Nam thì không. Khi thị trường không có cầu về các sản phẩm của họ thì những thương hiệu này sẽ gặp khó khăn.
Cũng theo ông Hoàng Tùng, quy mô chuỗi cửa hàng hay sức mạnh thương hiệu là điều quan trọng tuy nhiên, linh hồn của mỗi cửa hàng đó là thực phẩm đáp ứng được khẩu vị và thói quen của khách hàng địa phương.
"Đó là lý do vì sao, các cửa hàng bánh burger đã ngừng mở rộng, trong khi các cửa hàng bánh mỳ Việt Nam lại phát triển nhanh chóng", ông Hoàng Tùng nhấn mạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo