Hỗ trợ doanh nghiệp

Tìm vị trí mới trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Doanh nghiệp Việt Nam đang có cơ hội để tìm được vị trí mới trong chuỗi cung ứng toàn cầu sau giai đoạn biến động thị trường do tác động của Covid-19. Làm thế nào để doanh nghiệp Việt Nam tận dụng cơ hội này.

Tuần lễ cá hồi Sapa diễn ra từ 25/4-3/5 / Apple tuyển loạt nhân sự cao cấp tại Việt Nam, chiến lược mới là gì?

Trải qua cơn bạo bệnh, sức khỏe của phần lớn doanh nghiệp đã kiệt quệ, nếu không có sự giúp sức từ phía Nhà nước, doanh nghiệp khó có thể hoạt động bình thường chứ chưa nói đến chuyện chen chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Hàng hóa tồn kho, doanh nghiệp rất khó khăn

Bộ Công Thương vừa tổ chức cuộc họp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất hậu Covid-19. Ông Trương Thanh Hoài, Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết khó khăn nhất với doanh nghiệp là vấn đề thị trường. Với ngành dệt may và da giày, chủ yếu xuất khẩu sang EU và Mỹ chiếm tới 70% kim ngạch, nhu cầu nội địa rất ít (chỉ khoảng 10% kim ngạch), nên dư địa và năng lực sản xuất dư thừa của ngành dệt may lớn, tìm thị trường thay thế khó.

Doanh nghiệp tìm vị trí mới trong chuỗi cung ứng toàn cầu (Ảnh: Tư liệu)

Doanh nghiệp tìm vị trí mới trong chuỗi cung ứng toàn cầu (Ảnh: Tư liệu)

Đơn hàng sản phẩm điện tử như điện tử thông minh giảm nhiều; Doanh nghiệp ô tô tạm thời đóng cửa và sản xuất cầm chừng, không triển khai sản xuất. Ngành thép, bia rượu và thuốc lá đều có sụt giảm.

Khẩu trang - mặt hàng được xem là "cỗ máy kiếm tiền" nhưng doanh nghiệp tồn kho khá nhiều. Riêng khẩu trang vải, doanh nghiệp tồn kho 20 triệu chiếc nên cần phải có chính sách hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ. Với khẩu trang y tế - năng lực sản xuất hàng chục triệu chiếc/ngày, nhưng vướng mắc ở chỗ trong số 60 triệu chiếc phải mua dự trữ vẫn thiếu 14 triệu chiếc gây ách tắc cho toàn bộ hoạt động xuất khẩu khẩu trang.

Trong khi đó, việc tiếp cận chính sách hỗ trợ của Chính phủ, theo ông Hoài, là gặp khó khăn, số doanh nghiệp tiếp cận không nhiều, chủ yếu miễn gia hạn nợ, còn khoản vay mới thì khó vì tài sản đã thế chấp ngân hàng hết. Các hỗ trợ khác chưa có nhiều tác dụng.

Ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu cho rằng giải pháp thời gian tới là khôi phục lại nhu cầu; tổ chức thực hiện xuất khẩu, bám sát các thị trường.Các mặt hàng công nghiệp nhẹ, dệt may, da giày, đồ gỗ hiện đang có nhiều lao động nên cần phải đẩy mạnh xúc tiến, nối lại giao thương; nắm rõ tình hình thị trường, mặt hàng để tháo gỡ khó khăn.

 

Theo ông Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Bộ Công Thương, doanh nghiệp thực sự khó khăn trước những tác động của đại dịch toàn cầu. Nhiều chủ doanh nghiệp đã phải rao bán ô tô, bất động sản để trả nợ, trả lương cho nhân viên, cầm cự kinh doanh.

Để khôi phục sản xuất kinh doanh, ông Vượng cho rằng phải có hướng dẫn cụ thể các doanh nghiệp thông qua gói hỗ trợ "đầu vào", "đầu ra". Thứ trưởng cho biết, nếu thời gian tới, Hiệp định EVFTA được Quốc hội phê chuẩn, Vụ Chính sách thương mại đa biên và 2 vụ thị trường ngoài nước cần phối hợp, hỗ trợ doanh nghiệp tìm hiểu và khai thác tốt những cơ hội từ Hiệp định.

"Lột xác" trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho rằng việc tái khởi động nền kinh tế cần phải xuất phát từ ngành hàng, hiệp hội nên cần phải đánh giá lại toàn bộ khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải về nguyên vật liệu, nguồn cung, tác động và mức độ đi vào cuộc sống thế nào. Cần đặt doanh nghiệp vào trung tâm bàn bạc, khó khăn và cơ hội, đầu vào và đầu ra. Nhiều ngành sản xuất y tế phục vụ phòng chống dịch như đồ bảo hộ, khẩu trang vải kháng khuẩn sử dụng thay thế màng lọc cần phải được tạo điều kiện xuất khẩu.

Đáng chú ý, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh yêu cầu cần đánh giá lại vị thế, vai trò của từng thị trường trong điều kiện mới, bởi Covid-19 mang lại tác động tiêu cực nhưng cũng mở ra cơ hội mới. Việc đứt gẫy nguồn cung do tác động của Covid-19, đây là dịp chúng ta cần tính lại với sự tham gia của Việt Nam vào một số ngành như ô tô, chế biến chế tạo, lương thực thực phẩm.

 

"Ngành ô tô không chỉ là nguồn cung ứng công xưởng của thế giới mà là dịch chuyển ngành đầu tư thì Việt Nam có hay không cơ hội này?", Bộ trưởng Công Thương nêu vấn đề.

Muốn doanh nghiệp Việt Nam tận dụng được cơ hội trên, Bộ trưởng Công Thương cho rằng Nhà nước cần phải có giải pháp hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp khó khăn.

"Câu chuyện dòng tiền, tài chính, tín dụng và nguồn nhân lực… cần phân tích kỹ hơn để có giải pháp vì doanh nghiệp có thể cầm cự nhưng không có sức tham gia tái cơ cấu, phát triển thị trường được nữa. Đầu tháng 4, có 80% doanh nghiệp dệt may và da giày giảm quy mô và sản xuất", ông nói.

Với vấn đề ngành khẩu trang, Bộ trưởng Công Thương cho biết sẽ kiến nghị Thủ tướng cho phép xuất khẩu khẩu trang trên cơ sở cân đối giữa dự trữ và xuất khẩu.Tuy nhiên, cần chú trọng là thị trường mới cho sản phẩm mới về vật phẩm, bảo hộ y tế là rất lớn, nên giờ phải tổ chức lại, khảo sát năng lực và xây dựng chiến lược tiếp cận thị trường, mở rộng năng lực sản xuất và đa dạng sản phẩm có tính cạnh tranh cao.

Đặc biệt, Bộ trưởng Công Thươngyêu cầu các đơn vị có liên quan tổ chức một cuộc làm việc ngay đầu tháng 5 với các hiệp hội, đặc biệt là nhóm ngành hàng ưu tiên với lực lượng lao động đông, chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu như dệt may da giày, đồ gỗ… giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn.

 

Về kế hoạch cụ thể, các cơ quan chức năng thuộc Bộ cần sớm chủ động xây dựng phương án phát triển thị trường trên các kịch bản về kiểm soát dịch bệnh. Đối với các thị trường châu Âu, Mỹ… dựa trên các kịch bản hết dịch vào quý II, hết quý III, quý IV…

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm