Hỗ trợ doanh nghiệp

Tín dụng đen bủa vây doanh nghiệp vừa và nhỏ

Việc phát triển thị trường vốn hiện nay mới giải quyết được nguồn vốn cho doanh nghiệp lớn và có quy mô trung bình. Tuy nhiên, những doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn và buộc phải sử dụng đến nguồn "tín dụng đen".

Vì sao chủ hộ kinh doanh không muốn làm giám đốc / Kiểm toán đưa ý kiến ngoại trừ việc trích trước lỗ tỷ giá của Vietnam Airlines

53% doanh nghiệp không có lợi nhuận do vốn mỏng?

Sáng nay (21/8), tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn chuyên đề Vốn – Tài chính với chủ đề "Mở rộng thị trường vốn – tài chính Việt Nam, thách thức và giải pháp".

Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Chính phủ đang rất quan tâm đến 3 vấn đề liên quan đến việc phát triển doanh nghiệp và củng cố môi trường đầu tư. Chính phủ coi việc phát triển kinh tế vĩ mô là nhiệm vụ quan trọng, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang biến động trong khi quy mô kinh tế Việt Nam còn nhỏ. Chính phủ tạo điều kiện để các thành phần kinh tế phát triển, cắt giảm khoảng 50% điều kiện kiểm tra chuyên ngành. Tháo gỡ các vướng mắc khó khăn về thể chế để phát triển thị trường tài chính.

Diễn đàn chuyên đề Vốn – Tài chính dành nhiều thời gian thảo luận về các phương án quản lý vốn và tài chính của doanh nghiệp Việt Nam

Diễn đàn chuyên đề Vốn – Tài chính dành nhiều thời gian thảo luận về các phương án quản lý vốn và tài chính của doanh nghiệp Việt Nam

Nêu số liệu đến 31/12/2016, có đến 53% doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam không có lợi nhuận, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đặt câu hỏi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (DN) thiếu khả quan phải chăng do tình trạng vốn mỏng, DN hoạt động chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng, do đó chi phí tài chính cao.

Không chỉ vậy, Phó Thủ tướng cũng cho rằng ngay cả các ngân hàng, hiện nay vốn chủ sở hữu cũng vẫn còn hạn chế.

Qua đó, Phó Thủ tướng cho rằng, chúng ta cần xem tình trạng cơ cấu của thị trường mất cân đối chỗ nào - giữa thị trường tín dụng với thị trường vốn. Trong hoạt động tín dụng mất cân đối giữa tỷ trọng với các dịch vụ gia tăng, như phi ngân hàng. Nhiều tổ chức tín dụng chủ yếu là dựa trên nền tảng hoạt động tín dụng. Gánh nặng của huy động vốn của ngân hàng phải chăng đang quá sức. Bên cạnh đó là sự mất cân đối giữa thị trường vốn do chứng khoán cung cấp, mất cân đối giữa thị trường ngắn hạn và dài hạn...

Về kỳ hạn trái phiếu, Phó Thủ tướng cho biết, trước đây chỉ kéo dài khoảng 3 năm, giờ chúng ta phát hành 10, 20 thậm chí 30 năm.

 

Còn về thị trường chứng khoán, vấn đề bất cập là phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Chúng ta phải phát triển nhanh điều này cũng như đưa ra các biện pháp để giải quyết những bất cập liên quan.

“Chúng ta phải phát triển thị trường theo hướng hiện đại và quốc tế, đặc biệt là giải pháp cung cấp vốn, các giải pháp cần đẩy mạnh trong công tác cổ phần hoá, thoái vốn, tái cấu trúc thị trường, tăng cường năng lực hấp thu của hệ thống các chủ thể tham gia thị trường và củng cố tài chính ngân hàng, nhất là trong tình hình kinh tế có nhiều biến động”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó là vấn đề thanh tra, kiểm tra, giám sát thị trường để đảm bảo thị trường hoạt động minh bạch, nhất là đấu tranh chống gian lận, ngăn chặn tình trạng tín dụng đen và các giải pháp hành chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, làm sao để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng phát triển.

Chất lượng của các báo cáo kiểm toán, trách nghiệm của kiểm toán viên và công ty kiểm toán, khắc phục việc đưa ra quá nhiều báo cáo tài chính là vấn đề được quan tâm hiện nay để đảm bảo trách nghiệm của đạo đức và trách nghiệm pháp lý…

Vì vậy, thông qua diễn đàn, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ mong muốn được lắng nghe ý kiến của các chuyên gia về các vấn đề của thị trường trường tài chính, xây dựng nền kinh tế như thế nào, cải cách kinh tế ra sao.

 

Không có vốn, doanh nghiệp phải tìm đến tín dụng đen

Ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc phát triển, ĐH Fulbrigt Việt Nam cho biết, việc phát triển thị trường vốn hiện nay mới giải quyết được nguồn vốn cho doanh nghiệp lớn và có quy mô trung bình. Tuy nhiên, những doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn và buộc phải sử dụng đến nguồn "tín dụng đen".

Còn ông Nguyễn Kim Hùng - Giám đốc Công ty CP tái cấu trúc doanh nghiệp Việt khẳng định,các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có cấu trúc vốn. Vốnthực chỉ chiếm 20-30%, còn lại là liên kết tài chính giữa gia đình, bạn bè, anh chị em. Khi ngân hàng không cho vay, trái phiếu Chính phủ không thể tiếp cận, họ buộc phải sử dụng đến nguồn vốn không chính thức hay gọi là "tín dụng đen".

"Chỉ cần tìm kiếm cụm từ 'cho vay vốn' trên Internet sẽ ra 20 triệu kết quả. Thị trường có nhiều loại hình cho vay, nhưng chi phí sử dụng tương đối cao", ông Hùng cho biết.

"Có những doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí có tới 60% tổng vốn sản xuất kinh doanh là vốn từ tín dụng đen", ông nói.

 

Nếu được trình bày về giải pháp, ông Hùng mong Chính phủ có thể tạo ra khung pháp lý để giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tiếp cận nguồn vốn này một cách hợp lệ bởi chi phí sử dụng vốn lên đến trên 10% nhưng chưa được hoạch định vào chi phí hợp lệ.

Theo ông Hà Huy Tuấn - Phó Chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia, tín dụng đen nở rộ do nhu cầu của người dân. Vay theo hình thức này khá nhanh gọn, không vướng điều kiện chặt chẽ như của ngân hàng.

Thứ hai, có tình trạng dùng nguồn vay từ tín dụng đen trả nợ ngân hàng.Một nguyên nhân nữa là trong thời gian vừa qua, sự phát triển công nghệ thông tinkhiến cho cách tiếp cận trực tiếp giữa bên có nhu cầu vay và cho vay càng trở nên thuận tiện.Thứ tư là vấn đề khơi thông nguồn vốn. Người ta không muốn gửi ngân hàng vì cho vay bên ngoài lãi suất cao hơn.

Ông Tuấn cho rằng quỹ tín dụng đen không phải xấu, ông khá cởi mở trong chuyện này, vấn đề là phải suy nghĩ về giải pháp.

Ông Tuấn cho rằng có hai cách tiếp cận với tình trạng này, đó là làm sao hợp thức hoá được, cơ quan thuế cần có bằng chứng ở mức độ hợp lý, như ở nhiều nước, họ phải tính toán một tỷ lệ nào đó phù hợp.

 

Thứ hai là chúng ta phải nghiên cứu sử dụng dịch vụ về thuế, đơn cử thuế tư nhân... để giải trình hợp lý.

Về phía cơ quan Nhà nước, chúng ta cần phải làm thế nào để Nhà nước giúp và cung ứng nguồn vốn được. Cụ thể, phải làm sao để người dân hiểu ngân hàng cũng muốn cho vay. Theo đó, hai bên phải có những ra soát lại để đơn giản hoá thủ tục cho vay, đơn giản hoá thủ tục thanh toán...

Trong khi đó, ông Warrick Cleine -Chủ tịch kiêm CEO KPMG tại Việt Nam và Campuchia cho rằng, chúng ta cần có chính sách để kiểm soát thị trường này một cách hiệu quả. “Câu hỏi đặt ra ở đây là chúng ta phải thể chế hóa, chính thức hóa những tín dụng đen như thế nào, cần đưa vào khuôn khổ ra sao để điều tiết thị trường này. Chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm của một số ngân hàng lớn ở Hà Lan", ông Warrick Cleine bày tỏ.

Ông cũng nhấn mạnh sự cần thiết của công tác truyền thông, giáo dục người dân trong việc tiếp cận các quỹ tín dụng đen, trong khi đó, nhà nước, cần có biện pháp quản lý thị trường này hiệu quả.

Theo Tiền phong
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm