VCCI chỉ ra nhiều vướng mắc, bất cập của Luật Doanh nghiệp
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt cần tránh gây “sốc” cho doanh nghiệp / Sản phẩm OCOP thu hút sự quan tâm tại đại hội Mặt trận Tổ quốc tỉnh Lâm Đồng
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đánh giá, những quy định có tính cải cách trong Luật Doanh nghiệp 2020 như giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (DN) không còn ghi ngành, nghề đăng ký kinh doanh; DN tự chủ về con dấu; có nhiều người đại diện theo pháp luật; góp vốn thành lập DN bằng tài sản… đã tạo thuận lợi rất lớn cho DN khi gia nhập thị trường, tổ chức hoạt động kinh doanh, thể hiện rất rõ tư tưởng về quyền tự do kinh doanh.
Tuy nhiên, tổng hợp các ý kiến từ DN và hiệp hội cho thấy, trong thời gian qua, trong quá trình áp dụng, một số quy định tại Luật DN 2020 đã phát sinh một số bất cập, vướng mắc, cần được xem xét sửa đổi.
Điều 12 Luật DN quy định, người đại diện thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của DN mà không quy định người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập giao dịch.
Theo VCCI, điều này chưa phù hợp với quy định với Bộ luật Đân sự 2015. Theo quy định của Bộ luật dân sự, người đại diện theo pháp luật có quyền “xác lập” các giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện.
VCCI đề nghị sửa đổi quy định về người đại diện theo pháp luật của DN tương thích với quy định về người đại diện tại Bộ luật dân sự 2015.
Về quy định người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức, VCCI cho biết, Luật DN 2020 không đề cập đến số lượng người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức trong Công ty TNHH sở hữu ít hơn 35% vốn điều lệ, cổ đông là tổ chức trong công ty cổ phần sở hữu ít hơn 10% tổng số cổ phần phổ thông.
Do đó, VCCI đề nghị quy định rõ về trường hợp “số lượng người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức trong Công ty TNHH sở hữu ít hơn 35% vốn điều lệ, cổ đông là tổ chức trong công ty cổ phần sở hữu ít hơn 10% tổng số cổ phần phổ thông” để tránh tranh chấp.
Điểm e khoản 2 Điều 17 Luật DN 2020 quy định “Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập DN phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho cơ quan đăng ký kinh doanh".
Dẫn ý kiến của DN, VCCI cho rằng, quy định này là chưa đủ rõ ràng về các trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu phải nộp phiếu lý lịch tư pháp và có thể gây khó khăn cho người đăng ký thành lập khi trao quyền quyết định cho cơ quan thực thi.
Mặt khác, hiện nay hệ thống thông tin cơ quan Nhà nước có thể chia sẻ cho nhau, các thông tin về lý lịch tư pháp cần thiết kế để cơ quan Nhà nước có thể truy cập và xem xét, không cần thiết phải yêu cầu người đăng ký thành lập DN cung cấp.
Để tạo thuận lợi về thủ tục, VCCI đề nghị bỏ nội dung này tại điểm e khoản 2 Điều 17 Luật DN.
Ngoài ra, VCCI kiến nghị quy định rõ về hiệu lực và thời điểm được xem là có sự thay đổi của các nội dung trong giấy chứng nhận đăng ký DN. Đề nghị quy định rõ về tỷ lệ phần vốn góp của từng thành viên sau khi bù đắp phần chênh lệch; hướng dẫn rõ lợi nhuận căn cứ theo tỷ lệ vốn góp thực tế tại thời điểm chia lợi nhuận...
End of content
Không có tin nào tiếp theo