Vingroup mở trường đào tạo phi công, tính "xuất khẩu" nhân lực hàng không
Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần chủ động tìm hiểu về EVFTA / Airbus có thể sẽ vượt đối thủ Boeing trong năm nay
Vingroup cho biết, việc tuyển sinh dự kiến sẽ được tiến hành ngay trong tháng 8/2019. Dự kiến, số lượng đào tạo mỗi năm là 400 phi công và thợ máy chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, theo quy định của các nhà chức trách hàng không.
Các nhân sự khác trong ngành hàng không cũng được đào tạo như huấn luyện chuyển loại, nâng cấp và định kỳ cho phi công, thợ máy; huấn luyện nhân viên điều phái bay, tiếp viên hàng không; quản trị hàng không, kinh tế vận tại hàng không và kỹ sư máy bay….
CTCP Phát triển Thương mại và Dịch vụ VinAsia vừa được đổi tên thành CTCP Hàng không Vinpearl Air.
Được biết, Vingroup đã ký kết thoả thuận hợp tác với CAE Oxford Aviation Academy - tổ chức đào tạo hàng không hàng đầu thế giới - thành lập Trường đào tạo nhân lực kỹ thuật cao Ngành Hàng Không (VinAviation School) và Trung tâm huấn luyện bay Vinpearl Air (VPA Training Centre) tại Việt nam.
Vinpearl Air đào tạo huấn luyện chuyển loại, nâng cấp và định kỳ cho phi công, thợ máy, huấn luyện nhân viên điều phái bay, tiếp viên hàng không và các nhân viên hàng không khác. Riêng nhóm ngành quản trị hàng không, kinh tế vận tại hàng không và kỹ sư máy bay sẽ do trường đại học VinUni đảm nhiệm.
Ông Nguyễn Việt Quang - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Vingroup - cho biết : Tình trạng khan hiếm phi công và kỹ thuật bay đang diễn ra không chỉ Việt Nam mà trên khắp thế giới. Mức lương trong ngành này rất cao, từ 100 triệu đồng trở lên với phi công bay thương mại và 200 triệu đồng trở lên với cơ trưởng - giáo viên, trong khi thời gian đào tạo chỉ từ 18-21 tháng. Vingroup đặt mục tiêu góp phần giải quyết được bài toán khan hiếm phi công trong nước, đồng thời tiến tới xuất khẩu phi công ra thế giới.
CAE Inc hợp tác với Vingroup là công ty đại chúng của Canada, thông qua các công ty con trong Tập đoàn, cung cấp các giải pháp đào tạo tích hợp tiên tiến và đặc biệt là thiết kế, sản xuất, tích hợp và kinh doanh các thiết bị mô phỏng chuyến bay, thiết bị đào tạo bay và bảo trì, phương tiện đào tạo liên quan, cũng như dịch vụ bảo trì cho khách hàng hàng không dân dụng trên toàn thế giới.
Trao đổi về việc Vingroup chính thức công bố gia nhập thị trường hàng không, đại diện Cục Hàng không Việt Nam cho biết chưa nhận được hồ sơ xin cấp phép kinh doanh vận chuyển hàng không của Vin, cũng chưa có những thông tin về chiến lược phát triển hàng không của tập đoàn này.
Cùng với việc đổi tên, ngành nghề kinh doanh chính cũng được thay đổi từ kinh doanh bất động sản sang vận tải hành khách hàng không. Trụ sở chính của Vinpearl Air đặt tại Khu đô thị Vinhomes Riverside, quận Long Biên, Hà Nội.
Vinpearl Air có 3 cổ đông sáng lập gồm CTCP Phát triển Du lịch VinAsia (45%), ông Hoàng Quốc Thủy (30%) và ông Phạm Khắc Phương (25%). Trong đó, ông Phạm Khắc Phương là người từng giữ nhiều chức vụ chủ chốt tại Vingroup và Vinpearl.
Trao đổi về việc Vingroup chính thức công bố gia nhập thị trường hàng không, đại diện Cục Hàng không Việt Nam cho biết chưa nhận được hồ sơ xin cấp phép kinh doanh vận chuyển hàng không của Vin, cũng chưa có những thông tin về chiến lược phát triển kinh doanh trên thị trường hàng không của tập đoàn này.
Đại diện Cục Hàng không cũng cho rằng, việc có thêm hãng hàng không sẽ khiến cho thị trường trong nước thêm sôi động, cạnh tranh và hành khách cũng có thêm sự lựa chọn.
Hiện nay tại Việt Nam đang có 5 hãng hàng không là Vietnam Airlines, Jetstar Pacific, Vasco, Vietjet, Bamboo Airways. Mới đây, Công ty cổ phần Hàng không Thiên Minh đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hàng không với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng; các đơn vị khác cũng đang chờ được cấp phép bay là Vietstar và Vietravel Airlines.
End of content
Không có tin nào tiếp theo