Hỗ trợ doanh nghiệp

Vĩnh Long: Nhiều chính sách thúc đẩy doanh nghiệp phát triển

DNVN- Trong giai đoạn 2016 – 2021, tỉnh Vĩnh Long đã triển khai nhiều chương trình, giải pháp nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ trên địa bàn hoạt động hiệu quả. Thời gian tới, tỉnh này cũng đang có kế hoạch hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy doanh nghiệp tiếp tục phát triển.

Liên kết phát triển tiểu vùng Nam Trung Bộ lỏng lẻo: Lỗi từ người "cầm trịch" / Cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ trong lĩnh vực thủy sản

Doanh nghiệp được giải ngân hơn 43 ngàn tỷ đồng, thành lập 02 quỹ hỗ trợ phát triển

Theo báo cáo kết quả hỗ trợ doanh nghiệp của UBND tỉnh Vĩnh Long, trong giai đoạn 2016-2021, trên cơ sở chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước, đặc biệt là Luật hỗ trợ DN nhỏ và vừa, tỉnh đã xây dựng, triển khai nhiều cơ chế chính sách nhằm kịp thời định hướng, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các DN trên địa bàn. Các chính sách hỗ trợ tập trung vào lĩnh vực tín dụng, chuyển giao công nghệ, mặt bằng sản xuất, đào tạo nhân lực, khởi nghiệp, pháp lý, phát triển thị trường, thương hiệu, nhãn hiệu, hàng hóa…

Hàng quý, UBND tỉnh tổ chức gặp gỡ, đối thoại nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc để DN phát triển.

Hàng quý, UBND tỉnh tổ chức gặp gỡ, đối thoại nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc để DN phát triển.

Song song đó, để giúp DN nhanh chóng gia nhập thị trường, các sở, ngành tỉnh và cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện xây dựng, triển khai quy chế phối hợp liên thông thực hiện các thủ tục hành chính như hiện đăng ký thủ tục kinh doanh chuyển đổi số từ hộ kinh doanh sang loại hình doanh nghiệp; liên thông phối hợp với các Ban quản lý khu công nghiệp, bảo hiểm, các tổ chức tín dụng… hỗ trợ, cung ứng sản phẩm dịch chữ ký số công cộng, dịch vụ đăng ký qua mạng điện tử, dịch vụ kê khai thuế, hóa đơn điện tử, cấp mã số tham gia BHXH, mở tài khoản thanh toán cho các DN mới thành lập.

Trong giai đoạn 2016-2020, các Quỹ hỗ trợ và tổ chức tín dụng đã tích cực hỗ trợ DN vừa và nhỏ với tổng mức cho vay hơn 43.200 tỷ đồng, tăng hơn 18%/năm; trong đó, dư nợ cho vay với lãi suất ưu đãi so với mức lãi cho vay thông thường là gần 2.700 tỷ.

Cũng trong giai đoạn này, tỉnh thành lập 02 quỹ hỗ trợ khởi nghiệp, với vốn điều lệ là 10 tỷ đồng và quỹ hỗ trợ phát triển HTX là 7 tỷ đồng, tổng mức cho vay là hơn 2,5 tỷ đồng.

Về chính sách trợ giá thuê mặt bằng sản xuất được tỉnh đặc biệt quan tâm, xây dựng hoàn thiện các quy định về điều kiện giao đất; tăng cường công tác đối thoại với nhà đầu tư DN, trong đó tập trung tháo gỡ về bồi hoàn giải phóng mặt bằng; hỗ trợ nhà đầu tư thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích đất để thực hiện dự án; lập quy hoạch chi tiết cho các dự án mới và mời gọi đầu tư.

 

Tổ chức đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng cho gần 34 ngàn lao động; đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng lao động cho hơn 18 ngàn lao động theo đơn đặt hàng của các DN, ngoài ra, còn tổ chức 28 lớp kỹ năng, 6 lớp tập huấn về sở hữu trí tuệ, 6 khóa giám đốc kinh doanh; 02 lớp đào tạo “Nâng cao năng lực xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”; tổ chức hơn 370 tập huấn, hội thảo về kỹ thuật.

Đến nay, tỉnh có gần 3 ngàn DN hoạt động với tổng vốn đăng ký hơn 25 ngàn tỷ đồng.

Đến nay, tỉnh có gần 3 ngàn DN hoạt động với tổng vốn đăng ký hơn 25 ngàn tỷ đồng.

Cùng với đó, tỉnh cũng hỗ trợ pháp lý cho hơn 1.200 DN vừa và nhỏ, hỗ trợ 75 DN áp dụng công cụ cải tiến năng suất, chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế; hỗ trợ các DN có dự án khởi nghiệp sáng tạo đạt giải cao tại các cuộc thi Dự án khởi nghiệp sáng tạo; hỗ trợ DN xây dựng 15 hệ thống nhận diện thương hiệu, đăng ký 24 mã số mã vạch; thiết kế Web để nâng cao giá trị cạnh tranh của sản phẩm; hỗ trợ DN khai thác và sử dụng miễn phí các văn bản QPPL có liên quan đến hoạt động của DN trên trang thông tin điện tử của sở, ngành và trang cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản QPPL.

 

Với sự hỗ trợ DN vừa và nhỏ kịp thời, hiệu quả cùng với môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện rõ rệt, chỉ số PCI của tỉnh giai đoạn 2016-2020 xếp vào nhóm 10 tỉnh, thành đứng đầu cả nước, riêng năm 2019, đứng hạng 3/63 tỉnh, thành. DN thành lập mới không ngừng tăng với quy mô ngày càng lớn. Đã có hơn 1700 DN được thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là gần 11.700 tỷ đồng; nâng số DN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh lên hơn 3 ngàn DN với tổng số vốn đăng ký hơn 25 ngàn tỷ đồng.

Đến 2025, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 10% tổng kim ngạch xuất khẩu

Bên cạnh kết quả đạt được, tỉnh này cũng nhìn nhận vẫn còn những hạn chế, khó khăn trong hỗ trợ DN vừa nhỏ phát triển như chính sách hỗ trợ DN còn phân tán; việc liên thông giải quyết thủ tục hành chính của DN từng lúc, lĩnh vực chưa kịp thời; chưa huy động hết các nguồn lực xã hội tham gia hỗ trợ, thúc đẩy các DN; ngân sách cho đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế; tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp; ngành nghề kinh doanh chưa đa dạng; một số địa phương chưa quan tâm đến công tác hỗ trợ chuyển đổi từ loại hình hộ kinh doanh sang loại hình DN...

Trên cơ sở kết quả và những hạn chế trong công tác hỗ trợ DN, tỉnh đưa ra chương trình, mục tiêu phát triển DN giai đoạn 2020-2025, cụ thể là tốc độ phát triển DN mới tăng bình quân 8-10%; tỷ trọng đóng góp của DN vừa và nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu đạt 10%; tạo thêm việc làm mới cho khoảng 20 ngàn lao động; hỗ trợ 5 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; mỗi ngành, lĩnh vực có từ 10 đến 20 DN công nghệ số…

Công ty TNHH Thương mại Eco – DN khởi nghiệp khá thành công từ ống hút bằng tre của tỉnh Vĩnh Long.

Một DN khởi nghiệp khá thành công từ ống hút bằng tre của tỉnh Vĩnh Long.

 

Để đạt được những mục tiêu đề ra, tỉnh đề ra 02 nhóm chính sách hỗ trợ là nhóm chính sách hỗ trợ chung gồm 9 nội dung như Hỗ trợ DN tiếp cận tín dụng; hỗ trợ thuế, kế toán; hỗ trợ mặt bằng sản xuất kinh doanh; hỗ trợ chuyển giao công nghệ, ứng dụng và đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng, phát triển tài sản trí tuệ; ngoài ra tỉnh còn tập trung hỗ trợ thông tin, tư vấn pháp lý; hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực.

Đối với nhóm chính sách trọng tâm, tỉnh sẽ hỗ trợ DN vừa và nhỏ chuyển đổi từ hộ kinh doanh; hỗ trợ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo; hỗ trợ DN chuyển đổi số; hỗ trợ các DN tham gia các cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị…

Kinh phí hỗ trợ cho DN nghiệp vừa và nhỏ được xác định từ nguồn kinh phí hỗ trợ DN vừa và nhỏ giai đoạn 2020-2025 gồm nguồn kinh phí của Trung ương, kinh phí địa phương và nguồn xã hội hóa.


Hòa Minh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm