Doanh nghiệp Việt xuất khẩu côn trùng vào thị trường châu Âu
Từ "cá mập" công nghệ đến nhà ngoại giao: Shark Minh Beta - Lãnh sự Danh dự trẻ tuổi nhất của Việt Nam / Furama Resort Đà Nẵng tổ chức gala trải nghiệm văn hóa ẩm thực mùa hè
Ngành chăn nuôi côn trùng để làm thức ăn cho con người đang phát triển tại châu Âu. Côn trùng chứa một lượng lớn omega3, vitamin B và các khoáng chất quan trọng, quá trình nuôi côn trùng tác động rất ít lên môi trường. Tính toàn thế giới, quy mô của thị trường côn trùng làm thức ăn đang được ước tính 3,8 tỷ USD và có thể tăng gấp 3 lần trong 5 năm tới.
Lúc này, cả thế giới mới chỉ có một công ty đủ điều kiện xuất khẩu côn trùng vào thị trường chung châu Âu, đó là một doanh nghiệp Việt Nam.
Tờ Thế giới ra tại Pháp có bài về doanh nghiệp ở tỉnh Bình Phước, "nuôi dế mèn, chế biến thành dạng bột, xuất khẩu sang châu Âu và Mỹ". Phóng viên Pháp đã tới thăm nhà máy và thấy "một dây chuyền sản xuất, mỗi tháng chế biến 150 tấn dế mèn thành 30 tấn bột giàu đạm", "đóng túi 5 hoặc 20 kg, với giá bán từ 16 đến 24 Euro/kg". Chủ nhà máy cho biết, "thức ăn cho dế là đậu tương và ngô nghiền nát, cứ 2 kg thức ăn cho ra một kg dế". Doanh nghiệp này cũng thuê thêm các hộ gia đình lân cận nuôi dế. Bài báo trích lời bà Phạm Thị Hoa, cùng chồng, cả hai ông bà đều đã ngoại lục tuần, rằng "nuôi dế tại nhà cũng sạch sẽ và lãi hơn so với nuôi gà", "hai vợ chồng bà mỗi tháng kiếm thêm được 700 Euro", gần 20 triệu đồng nhờ nuôi gia công dế cho doanh nghiệp.
Liên minh châu Âu tới năm 2018 mới cho phép sử dụng côn trùng làm thức ăn cho con người.
Hai kg thức ăn cho ra một kg đạm động vật, chỉ có côn trùng mới cho hiệu suất như vậy. Tờ Money Week ra tại Anh trong bài báo "Vì sao côn trùng có trong thực đơn" viết rằng "sản xuất một kg đạm côn trùng chỉ tiêu tốn khoảng 1/10 thức ăn, nước và mặt bằng so với một kg thịt bò, thêm vào đó quá trình nuôi côn trùng chỉ thải ra rất ít khí thải gây hiệu ứng nhà kính". Ngày càng có nhiều người Âu Mỹ sẵn sàng bổ sung côn trùng vào chế độ ăn, dĩ nhiên là dưới dạng bột, chứ không phải là nguyên con sâu con dế kẹp vào cái bánh mỳ… Bài báo viết: "Nhu cầu đạm côn trùng đang tăng cao, tổng sản lượng toàn cầu sẽ tăng gấp 50 lần mức của năm 2021, lên tới nửa triệu tấn vào cuối thập kỷ này".
Liên minh châu Âu tới năm 2018 mới cho phép sử dụng côn trùng làm thức ăn cho con người, mà cũng chỉ mới cấp phép cho 4 loại côn trùng, là "ấu trùng bọ cánh cứng, châu chấu, sâu bột mỳ và dế mèn". Tờ Salzburger Nachrichten ra tại Áo viết về sản phẩm mới: thanh protéin cho người chơi thể thao, "12% thành phần là ấu trùng bọ cánh cứng sấy khô nghiền nhỏ". Ở châu Âu, "bột côn trùng đã xuất hiện trong chocolate, mật ong, bột mì, mì ống, thanh protéin, bánh mì, biscuit, ngũ cốc ăn sáng, pizza, nước sốt, nước súp, snack và bơ lạc". Tờ báo Áo đưa ra một khái niệm mới, "Entovegan, chế độ ăn thuần chay mà mọi nguyên liệu chỉ bao gồm thực vật và côn trùng".
End of content
Không có tin nào tiếp theo