Doanh nghiệp - Doanh nhân

Hành trình 40 năm cùng Microsoft của tỷ phú Bill Gates

Hôm 13/3, Bill Gates tuyên bố rời khỏi Hội đồng quản trị Microsoft để dành nhiều thời gian hơn cho hoạt động từ thiện tại Quỹ Bill & Melinda Gates.

Tỷ phú duy nhất hưởng lợi từ các lệnh hạn chế đi lại / 10 nghề luôn đứng vững, bất chấp sự phát triển của công nghệ

40 năm Bill Gates thay đổi thế giới cùng Microsoft

Bill Gates sinh ngày 28/2/1955 tại Seattle, Washington. Cha ông là một luật sư và mẹ ông là một giáo viên, vì vậy, ngay từ nhỏ ông đã rất thích tranh luận nhưng cũng rất thông minh. Ảnh: Gentleman's Journal.

Năm 1973, Gates đã đỗ thủ khoa Đại học Harvard sau khi tốt nghiệp trường trung học Lakeside (Seattle) với người đồng sáng lập Microsoft sau này là Paul Allen. Tuy nhiên chỉ hai năm sau (1975), Bill Gates bỏ học để cùng Paul Allen chuyên tâm nghiên cứu và phát triển Microsoft. Năm 1979, Gates và Allen chuyển Microsoft về quê hương Seattle, thiết lập cửa hàng đầu tiên ở ngoại ô Bellevue và sau đó chuyển tới Redmond. Ảnh: Seattle Times files.

Năm 1987, ở tuổi 31, Bill Gates đã trở thành một tỷ phú và chỉ 3 năm sau đó (1990), Microsoft đã trở thành công ty phần mềm đầu tiên có doanh thu 1 tỷ USD. Thành công đó đến chỉ 2 năm sau khi Microsoft phát hành phiên bản đầu tiên của Windows MS-DOS. Người dùng lần đầu tiên có thể sử dụng chuột để truy cập vào các cửa sổ thay bằng các câu lệnh rườm rà. Năm 1986, Microsoft gây chú ý với các phương tiện truyền thông và nhà đầu tư khi phát hành chứng khoán lần đầu (IPO). Ảnh: NPR.

Tháng 7/1995, Gates trở thành người giàu nhất thế giới, với tài sản ước tính khoảng 12,9 tỷ USD và liên tiếp giữ vị trí này trong nhiều năm sau đó. Cũng trong mùa hè năm 1995, Microsoft giới thiệu Internet Explorer như một phần trong hệ điều hành nổi tiếng Windows 95. Road Ahead, cuốn sách của Gates về tầm nhìn đối với tương lai kỹ thuật số sau đó liên tiếp dẫn đầu danh sách bán chạy nhất của New York Times trong bảy tuần liên tục. Ảnh: Microsoft.

Năm 2000, Gates từ chức Giám đốc điều hành của Microsoft. Steve Ballmer được đề cử lên làm CEO trong khi Bill Gates lui về trở thành giám đốc kiến trúc phần mềm cho công ty. Quỹ Bill & Melinda Gates sau đó cũng được thành lập và sáp nhập với quỹ William H. Gates cùng quỹ học tập Gates. Ảnh: Getty Images.

Năm 2006, Gates bắt đầu lên kế hoạch rời khỏi vị trí trưởng nhóm kiến trúc phần mềm và tuyên bố vai trò giám đốc tại Microsoft của ông sẽ bị hết hiệu lực trong hai năm sau đó. Gates vẫn tiếp tục giữ một ghế trong hội đồng quản trị của công ty với vai trò tư vấn cho các dự án chủ chốt nhưng sẽ dành nhiều thời gian hơn để làm từ thiện với Quỹ Bill & Melinda Gates. Ảnh: Gates Foundation.

Năm 2008, Gates mất vị trí người giàu nhất hành tinh mặc dù tài sản liên tục tăng qua từng năm. Sau 13 năm giữ vị trí số một trong danh sách của Forbes, Gates bị vượt qua bởi người bạn thân Warren Buffet và ông trùm viễn thông Mexico Carlos Slim Helu. Ảnh: CNBC.

Cũng trong năm 2008, Bill Gates chính thức rút khỏi vị trí kiến trúc sư trưởng cũng như tuyên bố nghỉ hưu để tập trung hơn vào công việc từ thiện. Người sáng lập Microsoft vẫn sẽ giữ vai trò chủ tịch tập đoàn và cố vấn cho những dự án phát triển quan trọng. Trong cuộc phỏng vấn với Seattle Post-Intelligencer, Bill Gates cho biết vẫn giữ nguyên năng lượng làm việc thời còn ở Microsoft dù chỉ làm từ thiện. Ảnh:Getty Images.

Năm 2014, Microsoft thông báo bổ nhiệm ông Satya Nadella làm Giám đốc điều hành mới, kế nhiệm cho cựu CEO Steve Ballmer. Bên cạnh đó, đồng sáng lập Bill Gates cũng sẽ rời ghế chủ tịch tập đoàn và chỉ còn đóng vai trò cố vấn. Thay Bill Gates sẽ là John Thompson, một thành viên trong Ban giám đốc. Ảnh: LinkedIn.

Hôm 13/3, New York Times đưa tin Bill Gates tuyên bố rời khỏi Hội đồng quản trị Microsoft và Berkshire Hathaway, tập đoàn được điều hành bởi người bạn thân Warren E. Buffett. Theo Microsoft, Gates muốn dành nhiều thời gian hơn cho hoạt động từ thiện tại Quỹ Bill & Melinda Gates, một trong những tổ chức phi lợi nhuận lớn nhất thế giới, được bắt đầu với hàng tỷ USD mà ông kiếm được từ Microsoft. Ảnh: The New York Times.
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm