Doanh nghiệp - Doanh nhân

Nghệ An: Nhiều nhà máy, xí nghiệp có nguy cơ phải đóng cửa khi dịch COVID-19 bùng phát

DNVN - Trước tình hình dịch COVID-19, diễn biến khó lường tại nhiều địa phương ở Nghệ An, nhất là trong các nhà máy, xí nghiệp thuộc các khu công nghiệp. Tỉnh Nghệ An đang lên các phương án "3 tại chỗ" để vừa chống dịch vừa đảm bảo an toàn sức khỏe công nhân, vừa thực hiện mục tiêu kép.

Quảng Ngãi: Đẩy mạnh hỗ trợ gói vay trả lương ngừng việc để phục hồi sản xuất, kinh doanh / Quảng Bình: Nhiều đơn vị không đủ điều kiện cổ phần hóa

Phát hiện 2 ca nhiễm COVID - 19 trong nhà máy may, có 1.225 công nhân

Tối 20/8, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch tỉnh Nghệ An đã có cuộc họp khẩn với UBND huyện Yên Thành khi tình hình dịch COVID-19 tại địa phương này ngày càng diễn biến phức tạp, nguy cơ bùng phát cao trong cộng đồng.

Ông Phan Văn Tuyên, Chủ tịch UBND huyện Yên Thành cho biết: Tính từ ngày 13/6 đến nay huyện Yên Thành xuất hiện 83 trường hợp nhiễm COVID – 19 ở 14/39 xã, thị trấn. Trong đó, có nhiều ca nhiễm nằm trong khu cách ly, là công dân trở về từ vùng dịch.

Nhiều công ty có  nguy cơ n

Nhiều nhà máy, xí nghiệp ở Nghệ An có nguy cơ phải đóng cửa để phòng chống dịch COVID-19.

Đặc biệt, những ngày gần đây, tình hình dịch COVID-19 ở huyện Yên Thành khó lường, nguy cơ bùng phát các ca nhiễm cộng đồng rất cao. Cụ thể, tại huyện Yên Thành đang có 3 nguồn lây nhiễm COVID–19 lớn gồm 77 sinh viên trở về từ Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc (đã phát hiện 13 ca dương tính, trong đó 8 ca test nhanh dương tính đang chờ xét nghiệm PCR); ca F0 ở xã Đô Thành (lây từ xã Diễn Yên, Diễn Đoài (huyện Diễn Châu) có 52 F1); 2 ca nhiễm vừa phát hiện tại Công ty may Việt Nhật (MLB) ở thị trấn Yên Thành trong ngày 20/8.

Sau khi phát hiện các ca nhiễm trong Công ty MLB, Ban chỉ đạo Phòng chống COVID-19 huyện Yên Thành đã tổ chức điều tra, truy vết 131 F1, cách ly y tế, lấy mẫu xét nghiệm. Đồng thời, thông báo tìm người từng đến Công ty MLB; thực hiện test nhanh cho toàn bộ 1.225 công nhân của Công ty MLB, 2.000 công nhân may mặc của Công ty Cổ phần Tập đoàn An Hưng (đóng tại xã Công Thành).

Theo thống kê, tỉnh Nghệ An đã ghi nhận 781 ca nhiễm COVID-19 ở 20 địa phương gồm TP Vinh: 171, Quỳnh Lưu: 138, Yên Thành: 83, Kỳ Sơn: 52, Diễn Châu: 48, Tương Dương: 29, Nghi Lộc: 39, Hưng Nguyên: 25, Quế Phong: 34, Nam Đàn: 30, Hoàng Mai: 20, Cửa Lò: 19, Tân Kỳ: 18, Anh Sơn: 13, Đô Lương: 16, Con Cuông: 12, Quỳ Hợp: 11, Thanh Chương: 9, Thái Hòa: 6, Nghĩa Đàn: 8.

Có nên đóng cửa Nhà máy May An Hưng?

 

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 tại Nghệ An, đặc biệt ở huyện Yên Thành nơi có 2 ca nhiễm trong Nhà máy May Công ty MLB. Ngày 20/8, UBND huyện Yên Thành ban hành công văn hỏa tốc 1665 về việc thực hiện nghiêm các biện pháp chống dịch, trong đó yêu cầu Công ty cổ phần Tập đoàn An Hưng tạm dừng hoạt động sản xuất kinh doanh (đóng cửa nhà máy).

Nguyên nhân huyện Yên Thành đưa ra yêu cầu nói trên là do trụ sở công ty đặt tại xã Công Thành, nơi có nguy cơ lây lan dịch bệnh cao.

Nhà máy may An Hưng lo lắng

Lãnh đạo Nhà máy may An Hưng tỏ ra lo lắng khirất nhiều đơn hàng đãký hợp đồng, cần tiến độ giao hàng nhưng công nhân phải nghỉ việc để phòng chống dịch COVID-19.

Đại diện Công ty cổ phần Tập đoàn An Hưng cho rằng, hiện tại công ty đang thực hiện nghiêm ngặt các giải pháp phòng chống dịch gồm 5K, lên kịch bản tình huống có F0. Khai báo y tế, đo thân nhiệt, sát khử khuẩn trước khi vào làm việc. Không tiếp khách ngoài tỉnh vào làm việc tại nhà máy, khách trong tỉnh phải có kết quả xét nghiệm âm tính. Giãn cách tại nhà ăn từ mâm 8 người xuống mâm 4 người và từ ăn mâm chung sang ăn khay riêng. Lên kế hoạch thuê xe tăng cường đưa đón công nhân, chuẩn bị phương án 3 tại chỗ...

 

“Công ty May An Hưng là đơn vị sản xuất hàng may mặc thuộc nhóm nhà máy, cơ sở sản xuất, ngành nghề không phải ngừng sản xuất trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Để đảm bảo an toàn cho công nhân Công ty May An Hưng sẽ làm theo chỉ đạo phòng chống dịch của UBND huyện Yên Thành. Tuy nhiên, hiện công ty cũng có rất nhiều đơn hàng đã ký hợp đồng, cần tiến độ giao hàng nên việc cho công nhân nghỉ làm sẽ gây khó khăn”, đại diện Công ty cổ phần Tập đoàn An Hưng chia sẻ.

Trước nhiều ý kiến của doanh nghiệp, ngày 21/8 UBND huyện Yên Thành đã ban hành văn bản mới 1678 thay cho văn bản 1665, yêu cầu Công ty Cổ phần Tập đoàn An Hưng thực hiện đúng cam kết trong việc thực phòng chống dịch COVID-19. Bên cạnh đó, toàn bộ lao động ngoài huyện, công nhân trú ở xã Công Thành thực hiện Chỉ thị 16, không đến công ty làm việc để phòng chống dịch.

“Việc phòng chống dịch COVID-19 huyện nhà luôn ưu tiên hàng đầu. Còn, nếu Nhà máy May An Hưng mà bảo đảm được các quy định về phòng chống dịch 3 tại chỗ hoặc đưa đón công nhân an toàn thì tiếp tục sản xuất”, ông Phan Văn Tuyên khẳng định.

Trao đổi với Doanh nghiệp Việt Nam, ông Dương Đình Chỉnh, Giám đốc Sở Y tế, kiêm Phó trưởng Ban chỉ đạo Phòng Chống COVID-19 tỉnh Nghệ An cho rằng để đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch COVID-19, Công ty May An Hưng phải tự đánh giá bộ tiêu chí an toàn theo quy định. Tổ chức xét nghiệm mẫu gộp cho toàn bộ công nhân và thực hiện "3 tại chỗ" để vừa phòng chống dịch, vừa sản xuất, kinh doanh. Đồng thời phải thực hiện nghiêm quy định của Bộ Y tế về phòng chống dịch. Hàng tuần phải tổ chức test nhanh cho công nhân. Đề nghị huyện thường xuyên theo dõi, kiểm tra và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện công tác chống dịch trong các khu công nghiệp.

Thủy Tiên
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm