Doanh nghiệp - Doanh nhân

Người lao động phải gánh thêm nhiều chi phí phát sinh do tác động bởi COVID-19

DNVN - Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp và không có việc làm ngày càng tăng cao, nhưng tác động của đợt bùng dịch COVID-19 từ tháng 5/2021 đến nay đang làm cho người lao động phải gánh thêm nhiều loại chi phí phát sinh khác nhau, khiến cho gánh nặng về chi phí hàng ngày của họ tăng lên rất nhiều so với trước đó.

Long An tiêm vaccine cho gần 42.000 công nhân, người lao động trong khu công nghiệp / Người lao động làm việc tại nhà được hưởng ít nhất 85% lương

Mới đây, Ban nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV thuộc Hội đồng tư vấn cải cách Thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) phối hợp với Báo điện tử VnExpress đã tiến hành khảo sát tình hình hoạt động của doanh nghiệp và người lao động trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Kết quả cuộc khảo sát cho thấy, trong tổng số 69.132 người lao động trả lời khảo sát online, tỷ lệ số người trả lời hiện đang mất việc chiếm 62% (tương đương với 42.754 người trả lời), người lao động đang có việc là 38% (tương đương với 26.378 người trả lời).

Trong đó, nhóm tuổi từ 16 đến 30 tuổi thì tỷ lệ mất việc làm là 56,3%; nhóm tuổi từ 31 đến 45 tuổi và nhóm tuổi từ 46 đến 60 tuổi có tỷ lệ mất việc là trên 60%; nhóm tuổi trên 60 tuổi tỷ lệ thất nghiệp là 76% (đây là nhóm đối tượng không có lương hưu, nằm trong nhóm lao động tự do nên vẫn có nhu cầu việc làm).

Người lao động đang phải gánh thêm rất nhiều chi phí phát sinh do tác động bởi COVID-19.

Người lao động đang phải gánh thêm rất nhiều chi phí phát sinh do tác động bởi COVID-19.

Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp và không có việc làm ngày càng tăng cao, nhưng tác động của đợt bùng dịch COVID-19 từ tháng 5/2021 đến nay đang làm cho người lao động phải gánh thêm nhiều loại chi phí phát sinh khác nhau, khiến cho gánh nặng về chi phí hàng ngày của họ tăng lên rất nhiều so với trước đó.

Theo khảo sát, chi phí phát sinh lớn nhất đó là khoản chi cho việc mua sắm các thiết bị để cho con học tập trực tuyến vì không thể đến trường do giãn cách xã hội. Cùng với đó là chi phí tiền điện, tiền Internet, tiền kế nối 3G, 4G cũng tăng lên theo. Những người tham gia khảo sát cho biết, chi phí dành cho việc này chiếm đến 41,2%.

Đứng thứ 2 là chi phí nuôi dưỡng người thân do cách ly giữa các vùng chiếm khoảng 28% trong tổng số chi phí phát sinh mà người lao động phải chi trả. Các khoản chi phí này bao gồm tiền thuê nhà, khách sạn, nhà trọ, tiền ăn uống cho người thân trong gia đình bị mắc kẹt trong các vùng, thành phố cách ly không về nhà được, hoặc tiền chi trả cho người giúp việc để nuôi dưỡng bố mẹ già hoặc trẻ em đối với người bị cách ly chi trả cho người ở vùng không cách ly hoặc ngược lại, hoặc đối với những cán bộ phải đi công tác làm nhiệm vụ chống dịch. Bên cạnh đó, chi phí này gồm cả chi phí cho người thân ở các thành phố khác do mất việc làm vì COVID-19.

Đứng thứ ba, là các loại chi phí liên quan đến xét nghiệm để làm các xác nhận khi người lao động di chuyển giữa các tỉnh, thành phố chiếm 22,9%.

Chi phí phát sinh mà người lao động phải chi trả trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát từ tháng 5/2021 (%).

Chi phí phát sinh mà người lao động phải chi trả trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát từ tháng 5/2021 (%).

Đứng thứ tư là chi phí trả cho cá nhân người lao động hoặc cho người thân của họ trong khu vực cách ly chiếm 13,3%. Chi phí ngày gồm chi phí tự trả khi người bị cách ly lựa chọn cơ sở cách ly có trả tiền hoặc chi phí gửi đồ ăn vào các khu vực cách ly của nhà nước.

Ngoài ra, có tới gần 15% số người trả lời khảo sát cho biết chi phí phát sinh khác gồm chi phí lương thực, thực phẩm, điện, nước, tiền thuê nhà, tiền trả lãi vay ngân hàng.

Người lao động đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam cũng như những người lao động đang ở trong các thành phố đang thực hiện giãn cách như Hà Nội, Đà Nẵng, phản ánh khoản chi dành cho lương thực, thực phẩm, dù duy trì mức sinh hoạt tối thiểu nhưng họ phải trả cho giá lương thực, thực phẩm “tăng phi mã”, “tăng đột biến”, “tăng gấp hai, gấp ba”... cho dù họ được biết thông tin trên đài báo là Chính phủ, chính quyền các tỉnh, thành phố phải đảm bảo nguồn lương thực thiết yếu và bình ổn giá cả nhưng thực tế người lao động không được hưởng sự bình ổn giá này.

Bên cạnh đó, người lao động cũng phản ánh thực trạng việc chi phí điện, nước tăng đột biến khi con cái học online ở nhà và bản thân họ phải làm việc online ở nhà. Ngoài ra còn rất nhiều loại chi phí khác như chi phí thuê nhà đối với lao động đi thuê, và chi phí lãi vay ngân hàng đối với người mua nhà lần đầu. Mặc dù khoản chi này không tăng nhưng lại là gánh nặng rất lớn đối với lao động mất việc hoặc có việc nhưng tiền lương giảm. Họ không có nguồn tiền đều đặn từ tiền lương, thu nhập để chi trả cho khoản chi này.

Huyền Phạm
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm