Tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
Nhôm Đắk Nông là nhà tài trợ vàng hội thao – tiếng hát doanh nhân Đắk Nông / Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới
Phát biểu tại buổi gặp mặt, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Trương Quốc Huy chúc mừng và biểu dương những đóng góp tích cực của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian qua; đồng thời chia sẻ những khó khăn mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt.
Tỉnh sẽ tiếp tục có các giải pháp hỗ trợ đội ngũ doanh nhân vượt qua khó khăn, góp phần xây dựng và phát triển tỉnh Hà Nam, với tinh thần hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nam, trong 9 tháng đầu năm 2023, tỉnh Hà Nam có 596 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký hơn 6.730 tỷ đồng, bằng 73% so với cùng kỳ năm 2022; 616 doanh nghiệp thông báo tạm ngừng hoạt động, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2022; 55 doanh nghiệp giải thể, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2022. Lũy kế đến hết tháng 9/2023, toàn tỉnh có 8.812 doanh nghiệp đăng ký thành lập, tổng số vốn đăng ký hơn 179.500 tỷ đồng.
Từ đầu năm đến nay, sản xuất công nghiệp của tỉnh Hà Nam tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 139.975 tỷ đồng, tăng 14,6% so với cùng kỳ và đạt 70,6% kế hoạch; chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tăng 11,4% so với cùng kỳ; tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 5,3 tỷ USD, tăng 33,2% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 82,8% kế hoạch năm 2023; tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 4,6 tỷ USD, tăng 31,4% so với cùng kỳ năm 2022.
Thời gian tới, tỉnh Hà Nam tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp các dịch vụ công; đẩy mạnh thực hiện phương thức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích; đơn giản hóa, công khai, minh bạch, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính…
Tỉnh thực hiện công khai, minh bạch hệ thống chính sách, thông tin kinh tế - xã hội, thủ tục hành chính, tiếp cận đất đai; tạo điều kiện phát triển công nghiệp hỗ trợ và các doanh nghiệp cung ứng trong các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, tiếp tục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thực hiện đồng bộ các giải pháp về phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp; xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát huy lợi thế liên kết vùng tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, trọng tâm là phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ.
Tỉnh Hà Nam cũng sẽ tăng cường công tác xúc tiến đầu tư; sớm công bố danh mục dự án thu hút đầu tư, thực hiện đồng bộ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và cấp huyện; ưu tiên bố trí quỹ đất, với mặt bằng sạch để thu hút các dự án phát triển nhà ở công nhân nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; tập trung giải phóng mặt bằng, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp để thu hút, phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, chế biến, chế tạo…
* Cùng ngày, tại hội nghị về chuyển đổi số, cơ hội bứt phá cho doanh nghiệp và gặp mặt doanh nghiệp, doanh nhân nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 do Tỉnh ủy và UBND tỉnh Nam Định tổ chức, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Phạm Gia Túc chúc mừng các doanh nhân, doanh nghiệp và ghi nhận vai trò đóng góp to lớn của đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thời gian qua.
Bí thư Tỉnh ủy Nam Định nhấn mạnh, tỉnh Nam Định xác định mọi khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp cũng là vướng mắc của tỉnh. Vì vậy, các cấp chính quyền và các sở, ngành luôn nỗ lực đồng hành cùng doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp ngày càng phát triển lớn mạnh, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, chung sức xây dựng phát triển thành tỉnh động lực của vùng Đồng bằng sông Hồng.
Thời gian qua, chính quyền các cấp, các ngành luôn đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giải quyết nhanh chóng, thuận lợi nhất cho doanh nghiệp trong thực hiện các thủ tục đầu tư, xây dựng và duy trì, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, tỉnh chú trọng đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp để chuẩn bị sẵn mặt bằng sạch cho nhà đầu tư lựa chọn; đầu tư hàng loạt các tuyến đường giao thông chiến lược đảm bảo kết nối liên thông đến các vùng kinh tế trọng điểm của khu vực, có khả năng khơi thông nguồn lực từ các thành phần kinh tế... Qua đó, tạo thuận lợi trong thu hút đầu tư, góp phần gia tăng sức hấp dẫn nên ngày càng được nhiều tập đoàn, doanh nghiệp tiềm năng, quy mô lớn quyết định lựa chọn Nam Định là địa điểm đầu tư.
Cùng với đó, tỉnh chỉ đạo thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế động lực, gồm xây dựng vùng kinh tế biển thành cực tăng trưởng phía Nam; xây dựng phát triển thành phố Nam Định cơ bản đạt một số chức năng trung tâm vùng Nam Đồng bằng sông Hồng; khẩn trương hoàn thiện Đề án thành lập Khu kinh tế Ninh Cơ theo định hướng xây dựng, phát triển thành trung tâm kinh tế lớn trong giao thương quốc tế về công nghiệp, thương mại, du lịch và cảng biển của vùng Nam Đồng bằng sông Hồng. Đây là các không gian mới để các doanh nghiệp thuận lợi đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh.
Bí thư Tỉnh ủy Nam Định cam kết những vấn đề thuộc thẩm quyền của tỉnh sẽ hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết nhanh nhất, chất lượng cao nhất; những vấn đề thuộc thẩm quyền của Trung ương, tỉnh sẽ đề xuất, kiến nghị và phối hợp để giải quyết hiệu quả.
Tại hội nghị, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nam Định Vũ Trọng Quế cho biết, xác định chuyển đổi số nói chung, kinh tế số nói riêng là công việc quan trọng, cơ hội để bứt phá, vươn lên, đưa Nam Định phát triển nhanh và bền vững.
Đến nay, các doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh như Bưu điện tỉnh, Bưu chính Viettel, VNPT, Viettel, Mobifone, FPT đã kịp thời nắm bắt cơ hội của chuyển đổi số, từng bước thực hiện việc dịch chuyển từ cung cấp các dịch vụ truyền thống sang cung cấp các nền tảng số, dịch vụ số, logistics.. cho các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp, người dân.
Đặc biệt, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định đã chủ động tiếp cận với các nền tảng số, dịch vụ số để từng bước tiến hành việc chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, tỷ trọng kinh tế số của tỉnh ước đạt 12% GRDP; tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 7,2%; 100% doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử và chữ ký số;khoảng 15% doanh nghiệp có hợp đồng điện tử;khoảng 85% doanh nghiệp sử dụng nền tảng số; khoảng 30% doanh nghiệp khai thác hiệu quả nền tảng số.
Cùng với đó, tỉnh Nam Định quyết liệt chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp thu hút các doanh nghiệp công nghệ số, các doanh nghiệp có hàm lượng công nghệ số cao đầu tư vào tỉnh, nhiều doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam và quốc tế đã tiến hành khảo sát, tìm hiểu cơ hội đầu tư như: Tập đoàn Quanta, Jiwai, Sunrise materal…
End of content
Không có tin nào tiếp theo