Khẳng định thương hiệu quốc gia Việt Nam từ những doanh nhân “tỷ phú USD" toàn cầu
Đà Nẵng: Nhiều doanh nghiệp chưa có khả năng khôi phục hoạt động / "Giải mã" sức hút thị trường của sữa đặc Ông Thọ
Một số thương hiệu gây được tiếng vang
Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cùng với sự tăng lên về số doanh nghiệp (DN), hợp tác xã và hộ kinh doanh, đội ngũ doanh nhân Việt Nam cũng không ngừng lớn mạnh.
Theo định nghĩa doanh nhân trong Luật DN năm 2020, đội ngũ doanh nhân Việt Nam đã lên đến hơn chục triệu người. Còn nếu chỉ tính các doanh nhân đứng đầu, lãnh đạo DN thì số lượng cũng lên đến hơn 1 triệu người.
Không chỉ phát triển về số lượng, chất lượng doanh nhân cũng đã được cải thiện, thể hiện trên nhiều khía cạnh.
Tới nay, Việt Nam đã có 124 doanh nghiệp, với 283 sản phẩm là thương hiệu quốc gia. Một số thương hiệu quốc gia đã gây được tiếng vang và khẳng định giá trị thương hiệu trên thị trường khu vực và thế giới, như Viettel, Vinamilk, VinFast, Thaco, TH True Milk, Phở Thìn, gạo ST25… Một số doanh nhân lọt vào top "tỷ phú USD" toàn cầu.
Theo khảo sát của VCCI, nếu như năm 2010, hầu hết các doanh nhân Việt Nam đều có xuất thân từ tầng lớp lao động và chủ yếu từ khu vực kinh tế nhà nước thì hiện nay tình hình đã thay đổi.
Năm 2010, trước khi trở thành những nhà kinh doanh thực sự (như hiện tại) có 28,02% doanh nhân đã từng làm việc DN nhà nước, 27,44% là những cán bộ, công chức nhà nước, 17,29% đã từng làm việc trong các DN tư nhân hoặc DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Đến năm 2020, các doanh nhân lại chủ yếu xuất thân từ những người làm việc trong DN tư nhân, doanh nghiệp FDI, chiếm tới 43,5%, tiếp đến mới là các cán bộ, công chức nhà nước (với 16,8%).
Đặc biệt, có tới 15,3% doanh nhân xuất phát từ các hộ kinh doanh chuyển lên thành DN. Điều này thể hiện một phần nào các chính sách khuyến khích phát triển hộ kinh doanh của Đảng và Nhà nước trong những năm gần đây. Ngoài ra, các doanh nhân còn xuất thân từ các DN Nhà nước (10,5%), từ sinh viên (8%) hay từ công nhân (4%)…
Động cơ khởi sự kinh doanh đã thay đổi
Trong cuộc khảo sát năm 2010, 10 lý do khởi nghiệp được nhiều doanh nhân lựa chọn nhất lần lượt là (thứ tự từ cao xuống thấp): đóng góp cho xã hội, làm giàu cho mình, thể hiện khả năng của mình, tự do quyết định cuộc sống của mình, mạo hiểm vào những lĩnh vực mới - sáng tạo, truyền thống kinh doanh của gia đình, thấy người khác kinh doanh thành công, bạn bè rủ, thấy cơ hội kinh doanh đến dễ dàng, thhất nghiệp, không tìm được việc làm.
Trong đó, đóng góp cho xã hội tiếp tục là động lực lớn nhất của các doanh nhân khi tiến hành khởi nghiệp, tiếp sau là làm giàu cho bản thân.
Điểm đáng chú ý tại cuộc khảo sát năm 2020 là, tỷ lệ lựa chọn các lý do mạo hiểm vào lĩnh vực mới, truyền thống kinh doanh của gia đình và thấy cơ hội kinh doanh đến dễ dàng đã tăng lên so với năm 2010. Điều này cho thấy bối cảnh mới cũng đã tác động nhiều đến động cơ khởi sự kinh doanh của các doanh nhân.
Trình độ của đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng được nâng cao, từng bước đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn. Theo tổng điều tra doanh nghiệp năm 2017, có đến 62,4% doanh nhân có trình độ đại học, 3,43% doanh nhân có trình độ thạc sỹ hoặc tiến sỹ. Có đến 63,2% doanh nhân có thể giao tiếp bằng tiếng Anh, thậm chí có đến 9,6% doanh nhân có thể đàm phán hợp đồng bằng tiếng Anh và 17,3% doanh nhân có thể sử dụng thành thạo cả bốn kỹ năng là nghe, nói, đọc, viết.
Nhận thức của doanh nhân về vai trò của bản thân trong phát triển kinh tế-xã hội cũng đã có sự thay đổi. Kiến thức, kỹ năng của đội ngũ doanh nhân Việt Nam đã được cải thiện rõ rệt, trong đó đáng chú ý nhất là các kiến thức về chuyển đổi số.
Năng lực hội nhập quốc tế của doanh nhân Việt Nam cũng đã được cải thiện rõ rệt. Theo kết quả khảo sát năm 2020, tất cả các chỉ số phản ánh năng lực hội nhập quốc tế đều tăng điểm. Trong đó, có 5 chỉ số có trên mức điểm trung bình và các chỉ số còn lại cũng có trên 2,7 điểm (theo thang điểm 5).
Đánh giá về vai trò, đóng góp của DN, doanh nhân Việt Nam hiện nay, VCCI cho rằng, cộng đồng DN, đội ngũ doanh nhân Việt Nam phát triển mạnh mẽ đã đóng góp khoảng 60% GDP, tạo việc làm cho gần 14,8 triệu lao động.
Đội ngũ DN, doanh nhân đóng góp ngày càng tăng vào ngân sách Nhà nước. Năm 2021, đóng góp của DN Nhà nước và doanh nghiệp FDI chiếm gần 24,30% tổng thu trong nước. Trong đó, DN Nhà nước là 10,45% và DN FDI chiếm 13,85% tổng thu trong nước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo