Đời sống

6 món ăn chứa nhiều ký sinh trùng nhất, món thứ 2 là đặc sản đắt đỏ vạn người mê

Những thực phẩm này có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng rất cao, nếu không may ăn phải sẽ cực kỳ nguy hiểm tới tính mạng.

Thời điểm ăn sáng, trưa, tối nào là tốt nhất cho sức khỏe, tưởng đơn giản mà rất ít người biết / Đừng chỉ pha mật ong với chanh: Kết hợp 3 loại quả này giúp giảm cân, giá trị dinh dưỡng nâng cao gấp bội

Ký sinh trùng rất nhỏ, thường không thể nhìn bằng mắt thường, tuy nhiên nếu chúng xâm nhập vào cơ thể người thì sẽ gây ra ảnh hưởng rất lớn với cơ thể.

9
Ảnh minh họa

Ốc bươu vàng

Một số loài ốc sinh trưởng trong môi trường ruộng đồng thường chứa nhiều ký sinh trùng. Trong đó, ốc bươu vàng chứa đến 6000 con Angiostrongylus Cantonensis (một loại giun ký sinh). Ốc bươu vàng có thể ăn được không? Trên thực tế câu trả lời là có, nhưng nó đòi hỏi thời gian nấu ở nhiệt độ cao trong thời gian dài để tiêu diệt sạch hoàn toàn ký sinh trùng bên trong.

Đối với ốc ruộng, tốt nhất là không nên ăn sống, nếu không ký sinh trùng sẽ xâm nhập vào cơ thể, phá hủy hệ thần kinh trung ương, gây ra hàng loạt triệu chứng như đau đầu, sốt, liệt dây thần kinh cơ mặt…, dẫn tới viêm màng não, viêm tủy, mất trí nhớ và thậm chí là tử vong.

Cá hồi

15

Cá hồi là món ăn yêu thích của nhiều người, nhưng ít ai quan tâm tới việc nó thường chứa rất nhiều ký sinh trùng Anisakis. Các thí nghiệm đã chỉ ra rằng Anisakis có thể tồn tại trong dịch dạ dày con người lên tới 10 ngày. Nếu cơ thể nhiễm loại ký sinh trùng này, nó có thể gây viêm và chảy máu niêm mạc dạ dày, gây ra các triệu chứng như tiêu chảy lẫn nôn mửa.

 

Nếu muốn ăn cá hồi an toàn, bạn có thể tiêu diệt ký sinh trùng qua 2 cách:

- Xử lý ở nhiệt độ cao: Cho cá hồi nấu chín trên 60 độ C.

- Xử lý đông lạnh: Các quy định của EU yêu cầu cá hồi phải được làm lạnh ở nhiệt độ dưới -20 độ C, trong hơn 24 giờ trước khi được đem ra ăn sống.

Ếch hoang dã và rắn

Ký sinh trùng cũng thích ẩn náu trong một số loài ếch và rắn hoang dã. Nếu ăn sống 2 loài động vật này, bạn có khả năng cao nhiễm ký sinh trùng Sparganosis (ấu trùng sán nhái).

 

Khi bạn ăn ếch hay rắn hoang dã, ấu trùng sán nhái sẽ bám lên thành ruột, sau khi nở chúng sẽ xâm nhập vào não thông qua lưu thông máu.

Để tiêu diệt ấu trùng sán nhái, bạn cần nấu chúng ở nhiệt độ 100 độ C trong 2 phút.

Tôm cua ngâm nước tương

13

Tôm cua sống cũng chứa nhiều ký sinh trùng, phổ biến nhất là sán lá phổi. Sau khi xâm nhập vào cơ thể người, nó sẽ sống ký sinh trong phổi, gây ho ra máu. Nhiều người thích ăn tôm cua sống ngâm nước tương, quá trình này có thể chứa giấm, rượu và một số thành phần khác làm ức chế vi khuẩn nhưng nó không đảm bảo có thể tiêu diệt hoàn toàn ký sinh trùng.

Củ mã thầy

 

Củ mã thầy sống dưới nước, nhiều người thích ăn vì nó ngọt, giòn, thanh mát. Tuy nhiên vỏ của loại củ này là nơi ở yêu thích của rất nhiều kích sinh như sán, giun..Vì thế, tuyệt đối không được ăn củ mã thầy chưa rửa sạch, gọt vỏ kỹ càng. Khi mua củ mã thầy về, hãy ngâm nước muối loãng, rửa sạch nhiều lần và gọt cẩn thận rồi hãy ăn.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm