Ăn mít thường xuyên nhưng ít ai tìm hiểu tác dụng của mít đối với sức khỏe ra sao và những đối tượng nào tuyệt đối không được ăn mít. Hãy tìm hiểu những điều này trong bài viết sau đây.
Mít là loại thực vật ăn quả được trồng phổ biến ở Đông Nam Á và Brasil. Mít thuộc họ Dâu tằm và được cho là có nguồn gốc từ Ấn Độ.
Mít không chỉ hấp dẫn với rất nhiều người bởi hương thơm đặc biệt và vị ngọt của nó, mà mít chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
Tác dụng của mít
Dưới đây là một số tác dụng của mít mà có thể bạn chưa biết:
Tăng cường hệ miễn dịch và chống oxy hóa cao
Mít là loại trái cây có nguồn vitamin C tuyệt vời. Vitamin C là loại chất giúp cơ thể chống hiện tượng nhiễm virus và nhiễm khuẩn. Vitamin C giúp tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch và chống các gốc tự do có hại.
Tác dụng nhuận tràng
Nhờ mít chứa nhiều chất xơ nên nó được xem như một loại thuốc nhuận tràng tốt cho tiêu hóa. Các chất xơ sẽ giúp bảo vệ màng nhầy của ruột bằng cách giảm thời gian tiếp xúc cũng như sự gắn kết của các hóa chất gây ung thư trong ruột kết.
Bảo vệ phổi và ngừa ung thư
Thịt mít tươi có chứa nhiều vitamin A và các loại vitamin B, khi kết hợp cùng với nhau, hợp chất này hoạt động để duy trì tính trọn vẹn của màng nhầy và da. Khi ăn các loại trái cây tự nhiên giàu vitamin A và caroten, theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng hoàn toàn có thể bảo vệ phổi và phòng ngừa ung thư khoang miệng.
Tốt cho da
Mít có chứa nhiều vitamin A, một loại chất dinh dưỡng có tác dụng rất lớn trong việc duy trì sức khỏe của đôi mắt và làn da. Loại quả này có tác dụng ngăn ngừa các bệnh liên quan đến mắt như thoái hóa điểm vàng và bệnh quáng gà.
Ăn mít không chỉ ngon miệng mà nó còn giúp bạn trị mụn đầu đen, mụn trứng cá, giảm nếp nhăn và có làn da mịn màng.
Bổ sung năng lượng
Mít được coi như là một trái cây giàu năng lượng do sự hiện diện của các loại đường như fructose và sucrose. Những loại đường này có thể giúp cơ thể bổ sung năng lượng gần như ngay lập tức.
Kiểm soát nhịp tim và huyết áp
Mít tươi là một nguồn cung cấp kali, magie, mangan và sắt dồi dào. Kali là một thành phần quan trọng của tế bào và chất dịch cơ thể, giúp kiểm soát nhịp tim và huyết áp.
Tốt cho sức khỏe xương
Mít rất giàu magie, một chất dinh dưỡng quan trọng trong việc hấp thụ canxi và kết hợp với canxi để giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa các rối loạn liên quan đến xương.
Ngoài ra, không chỉ thịt mít tươi có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe mà cả hạt mít cũng mang lại nhiều lợi ích không kém. Người ta thường nướng, luộc hoặc sấy khô hạt mít và bảo quản dùng dần vào mùa mưa tại các bang miền nam Ấn Độ. Hạt mít có thể nấu cùng các món ăn cũng rất ngon và bổ dưỡng.
Những tác dụng phụ của mít
Theo TS.BS Trương Hồng Sơn – Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, mít có rất nhiều lợi ích nhưng vẫn nên cân nhắc đến một số tác dụng phụ. Loại trái cây này có thể làm tăng đông máu ở những người bị rối loạn đông máu, gây ảnh hưởng đến mức độ đường huyết ở người bệnh tiểu đường.
Những người đang muốn mang thai nên tránh ăn mít bởi chúng có thể gây ức chế ham muốn, giảm cảm giác khi được kích thích và giảm khả năng, sức lực ở nam giới.
Ai không nên ăn mít?
Những người đang mắc các căn bệnh sau đây thì hãy thận trọng hơn khi ăn mít bởi nó có thể ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh.
Bệnh gan nhiễm mỡ
Do mít chứa nhiều đường không tốt cho gan và còn dễ gây nóng trong người. Những trường hợp gan nhiễm mỡ có kèm viêm gan vừa hoặc nặng nên cẩn thận khi ăn trái cây có chứa nhiều năng lượng và khó tiêu như mít.
Bệnh tiểu đường
Người bệnh tiểu đường cần phải ăn uống theo một chế độ ăn kiêng chất đường. Trong khi đó, mít có chứa nhiều đường fructose và đường glucose, khi ăn vào, cơ thể hấp thu ngay, dẫn đến hàm lượng đường trong máu tăng cao nhanh chóng.
Người mắc bệnh suy thận mạn tính
Mắc bệnh suy thận mãn tính nên tránh các loại thức ăn giàu kali như mít. Do khi bị suy thận, kali bị ứ đọng lại dẫn đến tăng kali máu, nếu quá nhiều sẽ dẫn đến tử vong do ngừng tim đột ngột.
Người bị suy nhược, sức khỏe yếu
Người có sức khỏe yếu khi ăn nhiều mít dễ bị đầy bụng, khó chịu, tim làm việc nhiều, có nguy cơ cao tăng huyết áp.
Lời khuyên: Bạn chỉ nên ăn ít sau khi ăn cơm khoảng 1 – 2 tiếng, không nên ăn mít khi bụng đói vì dễ gây đầy bụng, khó tiêu,…Ngoài ra, bạn nên ăn mít kèm với những hoa quả chín khác để cung cấp đầy đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
Theo VHO
Ít ai biết mít có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe (Nguồn: Internet)