8 món ăn tuyệt phẩm của vua chúa ngày xưa
Gợi ý 9 món ăn sáng hấp dẫn, tuyệt ngon ai cũng có thể nấu theo / 4 món ăn nấu xong tuyệt đối không thêm hành lá kẻo rước bệnh vào thân
Bát trân là tên gọi chung của 8 món ăn quý hiếm, cầu kỳ chỉ dành cho các bậc vua chúa thưởng thức. Ảnh: VTC.
Bát trân bao gồm 8 món nem công, chả phượng, da tê ngưu, bàn tay gấu, gân nai, môi đười ươi, thịt chân voi, yến sào. Vì hiếm nên chúng chỉ dùng trong ẩm thực cung đình, để vua ngự thiện. Người dân bình thường chỉ nghe tiếng chứ khó lòng mà biết được mùi vị thế nào. Ảnh: VTC.
Theo sách Lễ tết ăn chơi trong cung Nguyễn, trong bát trân, da tây ngưu chính là món ăn được làm từ da tê giác. Để làm món này, người ta lấy phần da gần nách con tê giác, ngày đem phơi nắng, tối sấy lửa suốt 100 ngày, tẩm rượu một tháng, phơi khô, cất vào hộp bằng bạc hoặc vàng. Khi muốn chế biến da tê ngưu, người ta ngâm vào nước tro thảo mộc 7 ngày đêm, rửa sạch, đem hấp cách thủy cho chín. Sau đem thái mỏng để ăn như nem, giòn và thơm. Ảnh: VTC.
Ngày nay cũng có Bát trân, là tập hợp của những món ăn bổ dưỡng, quý giá nhất, bao gồm: Vi cá mập, bào ngư, sò điệp, hải sâm, bong bóng cá, yến sào, gân nai, gan ngỗng.
Mỗi bữa ăn của vua chúa nhà Nguyễn ngày xưa có tất cả 35 món, bao gồm đầy đủ các thứ của ngon vật lạ trên đời. Theo sách Lễ tết ăn chơi trong cung Nguyễn, có hai sở chuyên lo việc ăn uống cho vua chúa ngày xưa là Sở Lý Thiện và Sở Thượng Thiện. Ảnh: VTC.
Đa số các vị hoàng đế của triều Nguyễn đều ngồi ăn một mình “ngài ngự thiện”, chỉ có một số ít các vị vua như Duy Tân, Bảo Đại thường hay ngồi ăn cùng vợ con. Ảnh: Tôn Nữ Hà.
Khác với cuộc sống đạm bạc của những vị vua khác của triều Nguyễn như Gia Long hay Duy Tân, Khải Định lại là vị vua có lối sống xa hoa, hoang phí bậc nhất của triều Nguyễn. Ảnh: Vua Khải Định dùng bữa/Thư viện Lịch sử.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn