8 sai lầm khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh dịp Tết
5 sai lầm khi bảo quản rau củ quả trong tủ lạnh nhiều người mắc phải / Sai lầm uống sữa khiến con bị thiếu máu, chậm lớn, nhiều mẹ Việt đang mắc phải
Đúng là tủ lạnh giúp ích cho chúng ta rất nhiều, nhất là trong việc bảo quản thực phẩm hay các món ăn. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng tủ lạnh không phải là “vạn năng”. Nó chỉ có thể giữ tươi tạm thời cho thực phẩm và thời gian bảo quản cũng có hạn. Nhiệt độ thấp chỉ có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn chứ không thể tiêu diệt vi khuẩn.
Ngược lại, nếu sử dụng tủ lạnh sai cách, thực phẩm sẽ càng nhanh hỏng hoặc bị giảm chất dinh dưỡng, sinh ra các chất độc hại hoặc nhiễm khuẩn. Từ đó gây ra lãng phí và mang đến bệnh tật cho con người.
Trong dịp Tết Nguyên Đán Quý Mão, mong bạn biết để tránh 8 sai lầm tai hại khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh sau đây, kẻo Tết mất ngon mà còn mắc bệnh:
1. Bảo quản rau lá xanh khi ướt hoặc trong tủ đông
Tết với quá nhiều món thịt cá, đồ nếp, bánh kẹo khiến nhiều người muốn chống ngán và kiểm soát cân nặng bằng rau xanh lá, Chính vì vậy họ tích trữ nhiều loại rau xanh lá trong tủ lạnh. Tuy nhiên, có một sai lầm phổ biến khi bảo quản rau là cho rau xanh lá vào ngăn đông. Hoặc bỏ rau vào tủ lạnh khi còn ướt.
Khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, hãy sử dụng túi ni lông hoặc hộp để đảm bảo an toàn (Ảnh minh họa)
Bởi vì nhiều người cho rằng rau xanh hỏng hơn nên cần làm đông để giữ được lâu nhất, việc còn một chút nước cũng giúp rau tươi lâu hơn. Trong khi đó, các loại rau có nước rất dễ sinh sôi vi khuẩn, đặc biệt là các loại rau ăn lá có hoạt tính sinh lý cao. Nếu bịt kín quá, nhiều nước cũng dễ bị thối, hư, rụng lá. Để trong tủ đông rất nhanh bị mất chất dinh dưỡng, biến đổi vị.
Thay vào đó, hãy làm khô nước trên bề mặt rau lá xanh trước, sau đó cho vào túi đựng thực phẩm chuyên dụng và cho vào ngăn mát tủ lạnh. Không nên đóng túi kín hoàn toàn vì rau lá xanh cũng cần “thở”. Bạn có thể chọc thủng túi bằng một vài lỗ khí để đảm bảo độ thoáng khí tốt.
2. Cho cà chua hoặc quả chưa chín vào tủ lạnh
Không phải loại trái cây nào cũng có thể cho vào tủ lạnh. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nhiệt độ thấp sẽ làm "đóng băng" các gen liên quan đến việc sản xuất chất thơm trong cà chua, làm giảm đáng kể quá trình sản xuất chất thơm, dẫn đến hương vị giảm đi rất nhiều. Vì vậy, cà chua nên được để ở nhiệt độ phòng.
Ngoài ra, không nên để trái cây chưa chín trong tủ lạnh, nó sẽ rất lâu chín và chín không đúng cách, dễ bị biến chất. Sau khi bỏ ra từ tủ lạnh và chuyển sang nhiệt độ phòng sẽ cực kỳ nhanh hỏng.
3. Không rửa thịt trước khi cho vào ngăn đông
Chúng ta đều biết rằng thịt khi mua ngoài chợ đã qua tay nhiều người cầm, chưa kể thịt không rõ nguồn gốc. Vì thế, nếu không rửa sạch sẽ trước khi cất trữ, vi khuẩn sẽ sinh sôi nảy nở.
Muốn đảm bảo sức khỏe, không chỉ dịp Tết mà bất khi nào mua thịt về chúng ta đều cần phải rửa thật sạch, để ráo nước rồi mới bọc kín và đặt vào tủ lạnh nhé!
4. Cho thức ăn còn nóng vào trong tủ lạnh
Đây là một sai lầm phổ biến khi sử dụng tủ lạnh gây nhiều tác hại cho sức khỏe, đồng thời làm món ăn nhanh hỏng, giảm độ ngon.
Tủ lạnh không phải là "vạn năng" nên cần sử dụng sao cho đúng cách để tránh bệnh tật, lãng phí thực phẩm (Ảnh minh họa)
Trước khi bảo quản lưu trữ thực phẩm đã nấu chín trong tủ lạnh, bạn phải đảm bảo nó đã nguội hoàn toàn. Sau đó, bạn cho thức ăn vào từng hộp riêng có nắp đậy để bảo quản lâu dài.
Nhiệt độ bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh nên đặt ở khoảng 5 -10 độ C (ở ngăn mát). Nếu nhiệt độ bảo quản thực phẩm quá cao hoặc quá thấp, thức ăn đều dễ bị hỏng, mất ngon. Và nên nhớ chỉ bảo quản thức ăn trong tủ lạnh tối đa 3 - 5 ngày, sau thời gian này tốt nhất là vứt bỏ kẻo tự rước bệnh vào thân.
5. Rửa trứng trước khi bảo quản
Thói quen này nghe có vẻ sạch sẽ nhưng thực chất làm sạch vỏ trứng với nước trước khi cho vào tủ lạnh sẽ đẩy nhanh quá trình hư hỏng của chúng. Bởi vì trên vỏ trứng không chỉ có lỗ chân lông mà còn có một lớp màng rất mỏng, lớp màng này sẽ bị phá hủy trong quá trình làm sạch và vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào trứng và gây hại cho sức khỏe con người.
Nếu trứng quá bẩn, bạn có thể dùng khăn khô hoặc khăn ẩm lau nhẹ nhàng. Sau đó chờ cho trứng khô hẳn mới cho vào túi hoặc hộp kín và bỏ vào tủ lạnh. Với các loại trứng đã được làm sạch, bán sẵn trong siêu thị thì bạn có thể bỏ qua công đoạn này.
6. Để chung thực phẩm đã chế biến với chưa chế biến
Đây là một trong các sai lầm phổ biến mà nhiều người thường gặp phải khi bảo quản thực phẩm. Nhất là trong dịp Tết khi mà lượng thực phẩm tích trữ quá nhiều nhưng đồ ăn thừa cũng nhiều không kém.
Các loại thực phẩm như rau củ quả chưa được rửa sạch, thịt cá tươi sống chứa rất nhiều vi khuẩn và hiểm hoạ ngộ độc. Khi mua thực phẩm từ chợ về, các loại rau củ quả còn dính nhiều phân thuốc, nhiều các loại chất bẩn từ trong chợ, thịt cá tươi sống chưa chế biến cũng chứa nhiều loại vi khuẩn có hại.
Với thực phẩm đã chế biến, bạn cần để nguội, đóng hộp kín rồi sau đó phân riêng khu vực lưu trữ với các thực phẩm chưa chế biến. Việc phân loại rõ ràng sẽ giúp bạn hạn chế tối đa tình trạng nhiễm khuẩn chéo cũng như đảm bảo an toàn khi sử dụng thực phẩm.
7. Để thực phẩm đã rã đông vào lại ngăn đá
Sau khi rã đông, các tế bào của thực phẩm bị phá vỡ ít nhiều không còn được tươi ngon như ban đầu. Nếu bạn lại tiếp tục trữ đông thì các tế bào còn lại sẽ vẫn tiếp tục bị phá vỡ. Điều này là nguyên nhân khiến cho vi khuẩn sinh sôi thuận lợi hơn trong thực phẩm.
Chưa kể, thực phẩm bị rã đông nhiều lần sẽ bị biến đổi về cả hình thức lẫn mùi vị. Chính vì vậy, nên bảo quản thực phẩm theo từng túi nhỏ để chắc chắn sử dụng hết sau khi rã đông nhé!
8. Trữ thực phẩm quá lâu trong tủ lạnh
Tủ lạnh có thể ngăn chặn phần nào sự gia tăng của các vi khuẩn trên thực phẩm chứ không thể nào tiêu diệt vi khuẩn sinh sôi. Việc tích trữ thực phẩm quá lâu ở trong tủ lạnh sẽ làm mất chất dinh dưỡng của thực phẩm, không những thế còn làm các vi khuẩn phát triển ngược trở lại, gây nên biến chất một số chất có trong thực phẩm.
Các chuyên gia khuyên mỗi gia đình nên trữ thực phẩm ở trong tủ lạnh không quá 5 ngày, kể cả các thực phẩm đông đá như là các loại thịt, hải sản…, các loại rau xanh và hoa quả chỉ nên lưu lại ở trong ngăn mát tủ lạnh từ 4 đến 5 ngày. Cũng cần lưu ý đến nhiệt độ trong tủ lạnh. Nhiệt độ thích hợp ở trong ngăn mát tủ lạnh nên duy trì ở dưới 4 độ C, còn ngăn đá tủ các bạn nên để dưới -18 độ C.
Không phải loại thcj phẩm hay món ăn nào cũng thích hợp để bảo quản trong tủ lạnh (Ảnh minh họa)
Đặc biệt, có một số loại thực phẩm còn không thích hợp để qua đêm du là bọc kín và đặt trong tủ lạnh. Theo TS. BS. Hoàng Minh Đức, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, có 8 nhóm thực phẩm chính khi đã nấu chín tuyệt đối không được để qua đêm bởi chúng có thể bị vi khuẩn phát triển, lên men, chuyển hóa thành các chất không tốt cho cơ thể vào ngày hôm sau. Bao gồm: nhóm rau xanh, nấm, trứng luộc, đậu phụ, nhóm cá và hải sản, trà xanh, salad và các món nộm gỏi và các món canh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Từ ngày 22/1, Thần Tài ưu ái 3 con giáp sau, có nguồn tài chính dồi dào, sự nghiệp phát đạt
Tại sao lại có mảnh vải trải ngang trên giường khách sạn? Nhiều người không biết tác dụng, hãy nghe cô dọn dẹp nói thật
4 con giáp sải cánh bay cao trong năm 2025! Bước đột phá lớn trong công danh sự nghiệp
Tại sao phải đặt một đôi đũa trong bồn cầu? Hầu như không ai hiểu được tác dụng của nó, chúng ta càng hiểu sớm thì càng tốt
Cuối tháng 12 âm: 2 con giáp đón tài lộc rực rỡ, 1 con giáp thoát khỏi vận xui
Top 4 con giáp đón nhận vận may, công danh phát lộc, tài lộc rực rỡ trong tháng 2