Đời sống

Ăn bánh Trung thu nhớ kĩ nguyên tắc "6 không" này kẻo cả đời hối hận không kịp

Cứ đến rằm tháng 8 hàng năm, bánh Trung thu lại là thức quà không thể thiếu trong mỗi gia đình. Vậy nhưng, ăn bánh trung thu cần phải tránh những điều sau đây.

3 loại thực phẩm dễ "hút cạn" canxi của bạn, càng ăn càng ảnh hưởng xương khớp, nhất là loại thứ nhất / Những thực phẩm người mắc bệnh gout cần tránh trong bữa ăn hàng ngày

1. Không ăn quá nhiều bánh trong một lúc

Theo vị chuyên gia, bánh Trung thu có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, đặc biệt là tinh bột và đường bởi nếu không đảm bảo độ ngọt thì bánh sẽ dễ bị hỏng, mốc. Trong khi đó, chức năng dạ dày của trẻ em còn yếu, ăn quá nhiều sẽ gây khó tiêu, bỏ cơm, biếng ăn.

Empty
Ảnh minh họa.

Ngay cả đối với lười lớn nếu ăn quá nhiều bánh Trung thu cũng sẽ phải đối mặt với nguy cơ thừa cân, béo phì. Chính vì vậy, bánh Trung thu chỉ nên ăn cho vui chứ không nên "ăn để no".

2. Không nên cho trẻ ăn bánh trung thu vào buổi tối

Khả năng tiêu hóa không chỉ chịu ảnh hưởng của tuổi tác, còn chịu ảnh hưởng của thời gian. Ví dụ trong 1 ngày, khả năng tiêu hóa ban ngày luôn tốt hơn ban đêm và buổi sáng tốt hơn buổi chiều.

Nguyên nhân chủ yếu bởi ban ngày có các hoạt động thể lực hỗ trợ tiêu hóa thức ăn trong ruột, đồng thời thúc đẩy nhu động đường ruột, tăng cường bài tiết dịch mật, có lợi cho tiêu hóa thức ăn. Vì vậy, tốt nhất nên sắp xếp cho bé ăn bánh vào buổi sáng hoặc trưa.

3. Không nên ăn cho trẻ ăn bánh trung thu nhân thập cẩm

 

Các loại bánh trung thu thường dựa vào nhân bánh để phân thành các chủng loại khác nhau, ví dụ bánh nướng nhân hạt sen, nhân đậu đỏ, nhân thập cẩm… Đối với trẻ nhỏ, những loại bánh có nhân là các loại thực vật như đậu đỏ, hạt sen, khoai môn… là lựa chọn tốt nhất. Nguyên nhân bởi các loại hạt và thực vật có chứa hàm lượng axit béo không no cao, hầu hết trong số đó là axit oleic và axit linoleic, có lợi cho việc làm mềm các mạch máu, ngăn ngừa xơ cứng động mạch.

4. Không nên cho trẻ uống nước ngọt khi ăn bánh trung thu

Thông thường, ăn bánh trung thu thường được khuyến khích uống thêm trà để loại bỏ ngấy ngán, tuy nhiên hàm lượng cafein tương đối cao của nó không tốt cho con. Vậy có thể cho bé dùng loại đồ uống khác không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tốt nhất không nên cho trẻ vừa ăn bánh vừa uống nước ngọt. Trong các loại nước có ga, cocacola hoặc nước hoa quả đều có lượng đường và kcal lớn, kết hợp dùng chung với bánh trung thu không tốt cho cơ thể.

5. Không ăn bánh Trung thu nếu bị tiểu đường, thừa cân

 

Vì bánh có chứa hàm lượng đường cao nên người tiểu đường không nên ăn bánh Trung thu để tránh làm tăng đường huyết, còn người thừa cân sẽ dễ béo phì.

Tuy nhiên, 2 đối tượng này nếu muốn ăn bánh Trung thu thì có thể lựa chọn loại bánh ăn kiêng, nhưng dù ăn loại bánh này cũng không được ăn thoải mà phải dùng theo liều lượng phù hợp.

6. Không tham rẻ mua bánh kém chất lượng, không rõ nguồn gốc

Để đảm bảo an toàn khi ăn bánh Trung thu, ThS.BS Dzoãn Thị Tường Vi cho rằng điều đầu tiên và cũng quan trọng nhất đó là phải chọn mua bánh ở những cơ sở uy tín, thương hiệu đã được khẳng định và được người tiêu dùng tin tưởng. Vì chủ quan, nhiều gia đình đã lựa chọn những loại bánh có giá thành rẻ như vậy sẽ tiềm ẩn nhiều hiểm họa cho sức khỏe, thậm chí gây ra ngộ độc nếu ăn phải bánh kém chất lượng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm