Đời sống

Bất kể ai cũng có thể "chạm mặt" với bệnh gan nhiễm mỡ, đây là nguyên nhân và dấu hiệu mà bạn nên biết

Bệnh gan nhiễm mỡ nếu phát hiện sớm sẽ điều trị rất dễ dàng và không tốn kém. Vì thế, hãy chú ý đến nguyên nhân và những dấu hiệu của căn bệnh này để có phương hướng điều trị kịp thời.

7 tác dụng “thần kỳ” của rau ngót với sức khỏe, nhưng 3 kiểu người này chớ ăn dù một miếng / Một số công dụng tuyệt vời của quả mít với sức khỏe

1. Nguyên nhân hình thành bệnh gan nhiễm mỡ

Nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ hàng đầu được chỉ định đó là do rượu bia và các chất kích thích. Khi chúng ta uống rượu vào cơ thể, có tới 90 – 95% lượng rượu đó phải chuyển đến gan nhờ gan xử lý. Khi gan phải chuyển hóa rượu, thường mỗi kg trọng lượng cơ thể có thể chịu trách nhiệm trao đổi chất khoảng 60-200 mg cồn mỗi giờ, nó đòi hỏi cơ thể sau 3-10 giờ mới có thể loại bỏ tất cả các thành phần chứa trong rượu.

Việc tiêu thụ rượu thường xuyên sẽ dẫn đến tạo gánh nặng cho gan quá nặng nề, thậm chí, nếu uống quá giới hạn sẽ gây hại cho sức khỏe của cơ thể, đặc biệt là gan, và do đó không chỉ nên kiềm chế việc uống rượu, nếu phải uống rượu thì nên nhớ uống ít hơn, đồng thời nên làm loãng uống trước khi uống.

Lượng rượu tiêu thụ (bao nhiêu và tần suất) thường sẽ xác định nguy cơ và mức độ tổn thương gan.

Cũng lưu ý rằng, có một điều mà nhiều người chưa để ý, đó là có nhiều người có thói quen uống trà ngay sau khi uống rượu để giải độc, giảm hàm lượng chất béo sau mỗi bữa ăn. Trên thực tế, duy trì một chế độ ăn uống như vậy không phải là điềucó lợi cho người muốn hồi phục bệnh gan nhiễm mỡ.

Nếu trong chế độ ăn hàng ngày của bạn có nhiều món ăn liên quan đến vị cay (hay ăn ớt) thì nên hạn chế việc uống trà ngay sau khi ăn. Các axit tannic trong trà sau khi uống vào sẽ nhanh chóng kết hợp với chất protein trong các món ăn mà bạn vừa ăn để tạo thành protein axit ngưng tụ.

2. Dấu hiệu nhận biết bạn bị gan nhiễm mỡ

Dấu hiệu đầu tiên của căn bệnh này là luôn cảm thấy đói và thèm ăn đồ ngọt:Nếu ăn nhiều thực phẩm giàu tinh bột, đường trong một thời gian dài, cơ thể sẽ bị tích tụ mỡ trong gan và làm tổn thương gan, từ đó sức khỏe giảm sút nghiêm trọng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tiếp đến là béo bụng: Những người thừa cân, béo phì, đặc biệt là béo bụng, có nguy cơ cao mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Theo tiến sĩ Rohit Loomba thuộc Đại học California (San Diego, Mỹ), mỡ nội tạng (chất béo bao quanh các bộ phận: tim, gan, thận, tuyến tụy, dạ dày, đường ruột…) là vấn đề rất đáng lo ngại. Tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Mức cholesterol cao: Hàm lượng mỡ trong máu cao báo hiệu gan của bạn đang dư thừa mỡ. Hãy thường xuyên kiểm tra mức cholesterol để kiểm soát nguy cơ gan nhiễm mỡ.

Luôn cảm thấy mệt mỏi: Bệnh gan nhiễm mỡ thường không có triệu chứng rõ rệt. Do đó bạn sẽ không thể biết mình bị bệnh trừ khi làm xét nghiệm máu hay sinh thiết gan. Tuy nhiên, một khi bệnh tiến triển thành xơ gan, bạn có thể gặp các dấu hiệu như mệt mỏi và cảm thấy cơ thể suy nhược nhanh

Đau bụng ở phía trên bên phải: Đây cũng là dấu hiệu của bệnh gan nhiễm mỡ. Khi đó, dịch bắt đầu tích lại trong bụng, nếu bị nhiễm trùng, bạn sẽ thấy đau bụng. Sau đó, bạn có thể dần mất khẩu vị ăn uống và không cảm thấy ngon miệng.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm