Đời sống

Bún là món ăn sáng tuyệt vời nhưng 5 nhóm người sau nên tránh xa

Bún là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên đây không phải là thực phẩm thích hợp với tất cả mọi người.

Mỗi tháng góp cho mẹ chồng 6 triệu đồng tiền ăn, nhưng nhìn vào mâm cơm tôi nuốt không nổi, nhắc mẹ mua món ngon mà bà nổi khùng lên / Những món ngon và tốt cho sức khoẻ trong mùa lạnh

Phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn bún

Bún không phải là thực phẩm độc hại. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất người làm bún có thể cho thêm hàn thế, chất tẩy trắng vào bún. Các chất này cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe. Nó có thể gây ra ngộ độc tiêu hóa đối với người ăn.

Không những thế, các chất độc này có thể gây nguy hiểm cho thai nhi, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé, gây ra những bất thường về gen, tạo ra dị tật bẩm sinh.

Trẻ nhỏ không nên ăn bún

Cha mẹ thường cho con ăn bún vì đây là món dễ ăn, ăn nhanh. Tuy nhiên như đã nói ở trê, bún có thể chứa hóa chất do quá trình chế biến. Nếu trẻ nhỏ ăn quá thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.

Mẹ không nên cho các bé ăn bún quá sớm và hạn chế món ăn này đối với trẻ.

nhung-nguoi-khong-nen-an-bun-01
Ảnh minh họa.

Người bị đau dạ dày, đại tràng không nên ăn bún

Những người bị bệnh đường tiêu hóa không nên ăn bún. Nguyên nhân là do bún làm từ gạo ngâm với nước trong một thời gian dài. Khi đó, quá trình lên men tinh bột sẽ xảy ra. Người bị bệnh đường tiêu hóa ăn bún dễ gặp tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, hại dạ dày.

Người bị ốm, sốt không nên ăn bún

Những người bị ốm sốt nên tránh ăn bún vì nó có thể gây ra tình trạng lạnh bụng, khó tiêu, đi ngoài.

Trong khi đang ốm, sốt, tốt nhất nên ăn các món nhẹ, dạng lỏng như cháo, súp.

 

Phụ nữ sau sinh nên hạn chế ăn bún

Các chuyên gia không khuyến khích phụ nữ sau sinh ăn bún. Nguyên nhân là do bún được tạo ra từ gạo ngâm nở chua và có thể kèm một số hóa chất đi kèm có thể làm ảnh hưởng đến tiêu hóa của mẹ và bé.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm