Cà phê có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhưng 7 nhóm người này cần tránh xa
5 thói quen buổi sáng giúp giảm mỡ nội tạng / Điều gì xảy ra với đường ruột nếu thường xuyên ăn thịt chế biến sẵn?
Cà phê không chỉ là một món ngon thỏa mãn vị giác mà còn giúp giải tỏa căng thẳng, giúp tinh thần tỉnh táo và khơi dậy cảm hứng sáng tạo.
Cà phê thật sự có ích cho sức khỏe. Có 2 nghiên cứu lớn được công bố trên tạp chí Annals of Internal Medicine năm 2017, cho thấy những người uống cà phê sẽ giảm tỷ lệ tử vong sớm.
Sau đó, nghiên cứu của Viện Ung thư, Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ và Trường Y Feinberg, Đại học Northwestern đã thống kê được những con số liên quan đến lợi ích của việc uống cà phê bao gồm: Giảm nguy cơ ung thư 20%, nguy cơ tiểu đường type 2 giảm 20%, nguy cơ mắc Parkinson giảm 30%, nguy cơ mắc bệnh tim giảm 5%.
Ngay cả khi cà phê tốt cho cho sức khỏe, các chuyên gia sức khỏe trên kênh Aboluowang, Trung Quốc vẫn khuyên rằng: Mọi người không nên uống quá 2 cốc/ngày. Thời điểm uống cà phê tốt nhất trong ngày là sau bữa sáng và bữa trưa vì nó có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, hỗ trợ tiêu hóa và có thể phá vỡ các thực phẩm giàu calo và chất béo cao.
Tuy nhiên, đối với một số người cà phê thực sự có thể có nhiều tác dụng phụ tiêu cực hơn là tích cực. Dưới đây là 7 nhóm người nên cắt bỏ hoàn toàn hoặc hạn chế uống cà phêđể sức khỏe tốt hơn.
Những người bị bệnh tim, như loạn nhịp tim
Ngoài việc kích thích hệ thần kinh, trí não thì caffeine cũng kích thích cả hoạt động của hệ tim mạch, gây rối loạn hoạt động của cơ quan này. Nó có thể gây tăng huyết áp và nhịp tim tạm thời.
Những người đang mắc các vấn đề về tim mạch nên nói chuyện với bác sĩ để biết được hàm lượng cà phê nên uống bao nhiêu là an toàn.
Người đang cho con bú
Vì caffeine là một chất kích thích và lợi tiểu, nên mối quan tâm là một người mẹ đang cho con bú có thể có nguy cơ bị mất nước. Bên cạnh đó, chất caffeine trong cà phê có thể thông qua máu đi vào sữa mẹ. Do chức năng bài tiết của thận ở trẻ còn khá yếu, do đó khi trẻ bú sữa mẹ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ đề nghị tránh caffeine càng nhiều càng tốt trong thời kỳ mang thai và cho con bú.
Người bị tiêu chảy
Ảnh minh họa.
Vì caffeinelà một chất lợi tiểu sẽ kích thích đi tiểu nhiều, gây mất nước. Đối với người bị tiêu chảy, mất nước là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng. Do vậy, người đang mắc vấn đề về tiêu chảy cần tuyệt đối không uống cà phê để đảm bảo sức khỏe.
Trẻ em dưới 12 tuổi
Mặc dù caffeine có thể khiến bất kỳ ai trong chúng ta hơi bồn chồn, nhưng nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ đáng chú ý hơn và thậm chí nghiêm trọng hơn ở trẻ em.
Trẻ em tiêu thụ quá nhiều caffeine có thể dẫn đến tăng nhịp tim, tăng cảm giác lo lắng, khó tập trung và đau bụng. Một khía cạnh khác cần xem xét, đặc biệt là ở trẻ mới biết đi là cà phê có thể che dấu cảm giác đói. Vì vậy trẻ mới biết đi có thể không nhận được dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của chúng.
Ngoài ra, bản thân cà phê có tính axit khá cao, do đó có thể làm hỏng men răng và tăng nguy cơ sâu răng.
Bệnh nhân mắc bệnh gan
Người bình thường cần 2 giờ để hấp thụ và chuyển hóa caffeine, nhưng đối với bệnh nhân mắc bệnh gan hoặc rối loạn chức năng gan, quá trình chuyển hóa caffeine có thể mất 4-5 giờ.
Chính vì vậy bệnh nhân mắc bệnh gan phải cẩn thận khi uống cà phê, tốt nhất không nên uống sau buổi tối để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ do thời gian trao đổi chất dài và tốt nhất không nên vượt quá 1 cốc mỗi ngày.
Người có mức độ lo lắng cao
Caffeine là một chất kích thích, có thể làm trầm trọng thêm sự lo lắng ở một số người. Nếu bạn thường xuyên trải qua các cơn lo lắng hoặc hoảng sợ, bạn có thể cân nhắc việc tránh hoặc giảm lượng cà phê có chứa caffeine của mình.
Người bị trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Caffeine có thể nới lỏng cơ vòng thực quản dưới, là van giữa thực quản và dạ dày. Điều này có thể khiến các chất axit trong dạ dày xâm nhập vào thực quản, dẫn đến các triệu chứng GERD khó chịu.
Nếu bạn bị GERD, hãy xem việc chuyển sang cà phê đã khử caffeine như cà phê decaf hoặc có thể bỏ nó hoàn toàn, theoEatthis.
End of content
Không có tin nào tiếp theo