Có biểu hiện này hãy đi khám ngay kẻo chạy thận cả đời
Bí quyết giảm cân cấp tốc từ trái chuối / 2 loại thịt ngon được ăn nhiều dịp Tết nhưng chứa chất gây K: Ăn thế nào cho an toàn?
Thận là cơ quan phải làm việc liên tục nhằm loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể, do đó đây cũng là nơi dễ tích độc và sinh bệnh nhất. Hãy quan sát những biểu hiện bên ngoài để biết khi nào thì quả thận của mình đang "lâm nguy" bạn nhé!
Ảnh minh họa. |
Thận sẽ đóng vai trò quan trọng giúp cân bằng lượng nước cho cơ thể, đảm bảo không thừa và không thiếu, thông qua việc tăng giảm lượng nước tiểu của chúng ta. Ví dụ, nếu đổ mồ hôi nhiều, hay tiêu chảy mất nước nhiều, thận sẽ ưu tiên giữ lại nước, và ngược lại, nếu uống nhiều nước, thận sẽ tăng lọc để thải bớt nước ra khỏi cơ thể.
Do vậy, trước một trường hợp khai báo có đi tiểu nhiều lần, câu hỏi đặt ra là: Tổng lượng nước xuất nhập là bao nhiêu?
Bình thường, mỗi ngày một người sẽ tiểu từ 1,2 đến 1,7 lít nếu là nam giới và từ 1,1 đến 1,5 lít nếu là nữ. Tiểu nhiều là khi tiểu trên 2 lít với điều kiện nghỉ ngơi trên giường, lượng nước nhập trong 24 giờ không nhiều quá (trung bình khoảng 1,5 đến 2 lít), không dùng thuốc lợi tiểu, ăn uống bình thường.
Tiểu nhiều có thể do sinh lý như uống nhiều nước, uống các chất lợi tiểu, do các thuốc lợi tiểu ở thận (thuốc trợ tim, thuốc huyết áp) cũng có thể do bệnh lý như viêm nhiễm ở thận, bệnh thận mãn, đái tháo đường, đái tháo nhạt...
Đi tiểu nhiều: Dấu hiệu bệnh đái tháo đường hoặc đái tháo nhạt
Khi gặp hiện tượng đi tiểu nhiều hơn những người khác hoặc hơn chính bạn trước đây, thì nên nghĩ đến khả năng bạn có bị mắc bệnh đái tháo đường hay không. Bệnh đái tháo đường hay tiểu đường thường có triệu chứng nổi bật là "3 nhiều 1 ít". 3 nhiều gồm ăn nhiều, uống nhiều, đi tiểu nhiều và 1 ít chính là hiện tượng sụt cân.
Người bị tiểu đường có quá trình bài tiết dị thường, đường huyết tăng cao, khi bài tiết một lượng lớn đường glucose ra cùng nước tiểu cũng sẽ mang theo rất nhiều nước, sinh ra bệnh tiểu nhiều. Có những bệnh nhân bị nặng có thể bài tiết hàng ngàn ml nước tiểu mỗi đêm.
Hoặc đi tiểu nhiều so với bình thường hãy nghĩ về khả năng có bị mắc bệnh đái tháo nhạt hay không. Đối với một người bình thường, tuyến yên luôn tiết ra một hormone chống bài niệu, có tác dụng tái hấp thu nước lại trên ống thận để làm cho nước tiểu trở nên đậm đặc.Khi quá trình tiết hormone này bị giảm hoặc ít hơn so với bình thường, sẽ làm tăng bất thường trong nước tiểu, sản xuất ra nhiều nước tiểu, là biểu hiện rõ ràng của triệu chứng bệnh là đái tháo nhạt.
Lời khuyên
Nguyên tắc chung để phòng bệnh thận là: cần uống đủ nước mỗi ngày; thực hiện chế độ ăn hợp lý và cân bằng để tránh bị tăng trọng lượng và bị thừa cholesterol; hạn chế dùng muối, một yếu tố thúc đẩy tăng huyết áp; không hút thuốc lá vì hút thuốc làm bệnh thận tiến triển nhanh hơn; tập thể dục thể thao mỗi ngày; không dùng thuốc khi không có hướng dẫn của thầy thuốc vì một số thuốc có hại cho thận.
Không lạm dụng thuốc nhuận tràng và thuốc lợi tiểu; khi thận bị suy, tùy theo mức độ suy thận, người bệnh cần ăn nhạt, kiêng mỡ, giảm chất đạm; dùng thuốc chống tăng huyết áp, chống thiếu máu, theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn
Chăm sóc mẹ chồng suốt 13 năm nhưng không có tên trong di chúc: Sau khi bà mất 5 ngày, tôi được yêu cầu đến ngân hàng
Bán sạch của vàng cưới để lo viện phí cho bố chồng nhưng bố chỉ di chúc cho 35 triệu. Ngày ra ngân hàng, nghe đọc số tiền thực nhận mà tôi run rẩy
Mua ổi nên chọn quả sần sùi hay trơn nhẵn? Thêm một điểm này đảm bảo ổi ngon ngọt, không bị chát
Tuần mới (23-29/12): 4 con giáp rước lộc thần tài, kết thúc năm 2024 đầy rạng rỡ
Nam du học sinh từ chối ở nhà trọ, sẵn sàng bay quãng đường 9000km về nhà với chi phí 38 triệu/tuần