Đi nhổ răng sâu, bé gái bị răng rơi vào phế quản gây tắc đường thở
Trứng nấu với 5 loại rau "rẻ tiền" còn bổ hơn "nhân sâm", vừa dễ ăn lại phòng bách bệnh / Cách làm bao tử cá basa xào dưa chua "ngon nuốt lưỡi", cả nhà tranh nhau gắp
Bệnh sử ghi nhận: cách nhập viện 10 ngày, bé được người nhà đưa đi nhổ răng sâu. Lúc nha sĩ dùng kềm nha khoa, thực hiện động tác nhổ thì răng bị văng ra khỏi kềm và “biến mất”, bé có ho vài tiếng sau đó ổn định. Người nhà cho bé súc miệng nhiều lần nhưng không thấy răng đâu, nha sĩ nghĩ chắc bé nuốt vào đường tiêu hóa nên cho về.
Hai ngày đầu, bé sinh hoạt, học tập bình thường. Những ngày sau, bé ho vài lần, người nhà đưa đến phòng khám tư, uống thuốc 2 đợt vẫn không hết nên được bác sĩ cho đi chụp hình Xquang phổi. Kết quả ghi nhận dị vật cản quang nên đề nghị người nhà cho trẻ nhập viện, gia đình tức tốc đưa trẻ nhập Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.

Tại đây, các bác sĩ đã tiến hành nội soi phế quản gắp ra được chiếc răng 1x1x1 cm, chân răng cắm sâu vào thành phế quản trung gian phải, gây không ít khó khăn khi gắp. Sau gắp dị vật, bệnh nhi được chuyển khoa hồi sức ngoại điều trị tiếp một ngày, sau đó cai máy thở, tỉnh táo.

Qua trường hợp của bệnh nhi trên, các bác sĩ khuyến cáo: Phụ huynh nên lưu tâm hơn đến các món đồ chơi kích thước nhỏ của các bé, không cho các bé ngậm chơi, nói cười khi đang ăn. Ngoài ra, khi can thiệp y tế nói chung, can thiệp chăm sóc răng miệng nói riêng, cha mẹ cùng với y, bác sĩ nên tư vấn tâm lý thật kỹ cho các bé trước thực hiện nhầm tránh các tai biến nguy hiểm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu bạn ăn 1 gói mì tôm mỗi ngày?
Tài khoản ngân hàng của bạn có dấu hiệu này, rất có thể nó đang bị chiếm quyền kiểm soát
Mẹo học tiếng anh hiệu quả: Học đúng cách để giỏi nhanh hơn
Ớt: Gia vị cay nồng hay 'siêu thực phẩm' có lợi cho sức khỏe?
Cà chua – 'Trái vàng' trong thế giới ẩm thực và dinh dưỡng

Nghỉ lễ 30/4 và cao điểm hè 2025: Trải nghiệm ‘sang-xịn-mịn’ chỉ cách Hà Nội một giờ lái xe