Đời sống

Giật mình trước 7 tác dụng phụ không ngờ của giấm táo

Giấm táo có rất nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe và làm đẹp, nhưng việc sử dụng giấm táo thường xuyên cũng có rất nhiều tác dụng phụ không ngờ.

Uống nước chanh rất tốt nhưng cẩn trọng với 7 tác dụng phụ này / Những tác dụng phụ đáng sợ của củ sắn

Giấm táo từ xưa được biết đến là một loại thực phẩm cung cấp nhiều lợi ích cho sức khỏe như giải độc, giảm huyết áp và làm giảm nồng độ cholesterol trong máu, chữa các vấn đề về tiêu hóa... .

Ngoài ra, giấm táo cũng được nhiều phụ nữ sử dụng để giảm cân và làm đẹp. Tuy có rất nhiều tác dụng tuyệt vời nhưng việc uống giấm táo thường xuyên cũng có rất nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.Dưới đây là 7 tác dụng phụ không ngờ của giấm táo có thể bạn chưa biết:

Giấm táo tốt cho sức khỏe nhưng nếu lạm dụng sẽ có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Ảnh minh họa
Giấm táo tốt cho sức khỏe nhưng nếu lạm dụng sẽ có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Ảnh minh họa

Làm hư men răng

Một số nghiên cứu cho thấy acid acetic mạnh có trong giấm táo có thể làm tổn thương men răng. Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy giấm táo làm mất đến 20% các khoáng chất của răng sau 4 giờ thử nghiệm. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, tình trạng sâu răng nghiêm trọng đã xảy ra với em gái 15 tuổi do uống 237ml giấm táo không pha loãng mỗi ngày để giảm cân.

Hại dạ dày

Giấm táo làm giảm tốc độ thực phẩm rời khỏi dạ dày để đi vào đường tiêu hóa chậm hơn. Điều này làm chậm sự hấp thu thức ăn vào máu. Tuy nhiên, tác dụng này có thể làm trầm trọng triệu chứng của liệt dạ dày – một tình trạng phổ biến ở những người bị đái tháo đường type 1. Khi bị liệt dạ dày, các dây thần kinh trong dạ dày không hoạt động bình thường, do đó thức ăn nằm trong dạ dày lâu hơn.

Khó chịu đường tiêu hóa

Theo các nghiên cứu, acid acetic có trong giấm táo có thể làm giảm sự thèm ăn và thúc đẩy cảm giác no đầy làm giảm lượng calo cần thiết. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy, những người uống 1 cốc nước chứa 25gr giấm táo có thể ít thèm ăn hơn, nhưng cũng có cảm giác buồn nôn nhiều hơn đáng kể.

Giảm lượng kali trong máu và loãng xương

Một nghiên cứu năm 1998 cho thấy rằng tiêu thụ quá nhiều giấm táo có thể dẫn đến nồng độ kali trong máu thấp (hạ kali máu) và mật độ xương thấp. Điều này dễ dẫn đến bệnh loãng xương.

Kali máu có tác dụng duy trì cân bằng môi trường bên trong cơ thể. Bất kể trường hợp tăng hoặc giảm kali trong máu đều có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu lượng kali trong máu bị giảm xuống, các cơ không còn hoạt động theo ý muốn nữa, gây liệt. Trong trường hợp thiếu kali máu thể nhẹ, bạn có thể điều chỉnh bằng dung dịch uống, thể nặng thì cần truyền vào mạch máu.

Tiêu thụ quá nhiều dấm táo có thể dẫn đến nồng độ kali trong máu thấp. Ảnh minh họa
Tiêu thụ quá nhiều dấm táo có thể dẫn đến nồng độ kali trong máu thấp. Ảnh minh họa

Bỏng rát cổ họng

Giấm táo được xem là một "chất ăn da mạnh", ăn nhiều quá sẽ gây cảm giác như bỏng rát ở niêm mạc cuống họng. Người loét dạ dày không nên dùng.

Bỏng da

Do tính acid mạnh, giấm táo có thể gây bỏng khi thoa lên da. Trong một trường hợp, một cô bé 14 tuổi đã bị bỏng ở mũi sau khi nhỏ vài giọt giấm táo để tẩy nốt ruồi. Một em bé 6 tuổi cũng đã bị bỏng chân sau khi mẹ em tự điều trị nhiễm trùng chân bằng giấm táo. Ngoài ra còn một số báo cáo khác cũng cho thấy tình trạng bỏng do dùng dấm táo trực tiếp lên da.

Tương tác thuốc

Giấm táo có thể tương tác với một số loại thuốc như digoxin (thuốc trợ tim), thuốc lợi tiểu như lasix (furosemide), thuốc nhuận tràng theo toa và insulin... Sự tương tác này có thể làm giảm hoặc mất tác dụng của các loại thuốc bạn đang dùng, thậm chí còn có thể gây ra phản ứng dẫn đến tác dụng phụ khi dùng cả hai loại này cùng thời điểm.

Cách sử dụng giấm táo an toàn nhất

Nói về cách sử dụng giấm táo an toàn nhất, dược sĩ Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên khoa Y học cổ truyền, ĐH Y Dược TP HCM chia sẻ trên báo Tuổi trẻ, nên sử dụng giấm táo bắt đầu với một lượng nhỏ và dần dần tăng đến tối đa là 2 muỗng canh (30ml) mỗi ngày, tùy thuộc vào khả năng chịu đựng của từng người. Không có liều chính xác cho tất cả. Giảm thiểu tiếp xúc với răng bằng cách pha loãng giấm với nước và nên dùng ống hút.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm