Làm gì khi con bạn bị bắt nạt?
Thoát vị đĩa đệm: khi nào cần phẫu thuật? / 8 vật dụng không nên để trong phòng ngủ
Vào thời điểm đó, Dand cứ nghĩ đó là những hành vi bộc phát của con gái do bố mẹ vừa mới ly hôn.
“Mọi chuyện cứ như vậy trong suốt nhiều tháng, vì vậy cuối cùng tôi đã ngồi xuống và hỏi con bé chuyện gì đang xảy ra”, cô kể.
Dand gần như choáng váng vì câu trả lời. Rhea, 12 tuổi, là mục tiêu của những “bạn gái xấu tính” tại ngôi trường tư nhỏ mà em đang theo học ở San Francisco.
Nhóm bạn gái này đã hoàn toàn xa lánh em và bắt đầu một chiến dịch “nói xấu”. Chúng sẽ thầm thì với nhau những “bí mật” khi em quanh quẩn ở đó khiến em cảm thấy mình như bị tẩy chay. Rhea thấy đau khổ.
Khi trêu chọc vượt quá giới hạn
Những gì đã xảy ra với Rhea đã vượt quá những gì gọi là sự trêu chọc “bình thường” của trẻ con.
TS. Patricia Agatston, chủ tịch Hiệp hội phòng chống bắt nạt quốc tế cho biết: “Trêu chọc thường xảy ra giữa những người bè hoặc những đứa trẻ đang cố gắng để phù hợp với bạn bè cùng lứa.
Khi sự trêu chọc là “có qua có lại” như nhau giữa những đứa trẻ, nó thường là vui đùa. Nếu một người yêu cầu ngừng việc trêu chọc lại, người kia sẽ làm như vậy.
Đối với các em nam ở tuổi thiếu niên, trêu chọc là một “nghi thức trưởng thành” và là một phần quan trọng của tình bạn, TS. David Dupper, giảng viên công tác xã hội tại Đại học Tennessee nói.
Trêu chọc có thể là thô bạo, nhưng nó không có nghĩa là làm tổn thương người khác, ông nói.
Trong khi đó, một kẻ bắt nạt là kẻ hoàn toàn có ý định làm hại nạn nhân của mình và có sức mạnh và phương tiện để làm điều đó.
Kẻ này có thể nổi tiếng hơn hoặc khỏe hơn về thể chất và nạn nhân có thể gặp khó khăn trong việc tự bảo vệ mình.
Những trẻ bị xem là khác biệt hoặc “không phù hợp” thường là mục tiêu, bao gồm những em bị khuyết tật, thừa cân hoặc bị cho là đồng tính.
Các chiến thuật bắt nạt bao gồm:
• Đánh, đấm, hoặc xô đẩy
• Gọi tên hoặc lan truyền tin đồn
• Chế nhạo trên mạng xã hội, Internet và điện thoại di động, còn gọi là “bắt nạt trên mạng”
• Trẻ bị xa lánh, cô lập có mục đích
Những dấu hiệu báo động
Dand đã bị sốc khi con gái cô đã không chia sẻ ngay với mẹ về những gì đang diễn ra. “Tôi cứ nghĩ con bé sẽ cảm thấy thoải mái tâm sự với tôi hoặc với bố nó”.
Nhưng việc đứa trẻ âm thầm chịu đựng là khá phổ biến. Ước tính chỉ có khoảng một phần tư kể lại cho cha mẹ hoặc người lớn khác.
Trẻ giữ bí mật vì nhiều lý do. Chúng có thể nghĩ rằng việc nói với cha mẹ sẽ làm cho mọi thứ tồi tệ hơn, TS. Agatston nói. Hoặc, giống như Rhea, một số em nghĩ rằng chúng cần phải tự xử lý mọi chuyện.
Vì hầu hết trẻ sẽ không thổ lộ, nên bạn hãy theo dõi các dấu hiệu cảnh báo sau:
• Vết trầy xước hoặc vết bầm tím không giải thích được
• Ít bạn bè
• Trẻ không muốn đi học hoặc đi xe buýt
• Đau đầu hoặc đau dạ dày
• Hỏi xin hoặc ăn trộm tiền. (Có thể trẻ đang cố gắng để “hối lộ” cho những kẻ bắt nạt.)
• Ủ rũ, buồn rầu
• Điểm số sụt giảm đáng chú ý
Nếu bạn nghĩ rằng con bạn có thể đang bị bắt nạt, hãy sử dụng thời gian bữa ăn để đề cập đến vấn đề này một cách tế nhị, TS. Agatston gợi ý. Hỏi xem trẻ đã từng thấy bạn nào bị bắt nạt chưa. Nếu trẻ trả lời là có, hãy hỏi xem trẻ nghĩ có thể giúp đỡ bạn ấy như thế nào.
Bạn có thể rất muốn khuyên trẻ đánh lại, nhưng đừng làm vậy. Thay vào đó, hãy khuyến khích trẻ nói với kẻ bắt nạt một cách rõ ràng và tự tin là hãy dừng lại, hoặc đơn giản là bỏ đi và nói với người lớn.
Những hậu quả của bắt nạt
Thường xuyên bị bắt nạt có thể gây ra những vấn đề kéo dài như trầm cảm và giảm sự tự tôn. Nó cũng làm tăng nguy cơ tự tử ở trẻ với những vấn đề khác như sức khỏe tâm thần hoặc các vấn đề lạm dụng chất gây nghiện.
John Halligan, sống ở Farmingdale, N.Y., biết tất cả điều này quá rõ. Cậu con trai 13 tuổi Ryan đã tự tử vào năm 2003 sau nhiều năm bị bắt nạt.
Halligan và vợ biết Ryan gặp rắc rối từ khi cậu bé học lớp năm. Đến lớp bảy, Ryan bắt đầu ngồi ru rú bên chiếc máy tính trong phòng của mình. Sau khi em tự tử, Halligan đã đăng nhập vào tài khoản tin nhắn của con trai và phát hiện ra cậu bé đã bị bắt nạt trên mạng trong suốt nhiều tháng.
Mười ba năm sau, Halligan vẫn thông qua bi kịch của con trai mình để dạy cho những đứa trẻ về bắt nạt, trầm cảm và tự tử. Ông đã đến hơn 1.600 trường học để kể câu chuyện của con trai mình và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lên tiếng và nhận sự giúp đỡ từ người lớn.
Halligan cũng chia sẻ những bài học kinh nghiệm của mình với các bậc cha mẹ. Nhìn lại, ông nói rằng sai lầm lớn nhất của ông là đánh giá thấp sức mạnh của kiểu “bắt nạt cảm xúc”.
Đó là một sai lầm mà rất nhiều người cha có con trai mắc phải, ông nói.
“Chúng ta muốn con trai của mình cứng rắn và đứng vững trước những kẻ đó. Điều ấy có thể đã có tác dụng với thế hệ trước, nhưng Internet đã giải phóng khả năng hủy hoại người khác về mặt cảm xúc. Đó là những gì đã xảy ra với con trai tôi”.
Nếu con bạn liên tục bị bắt nạt trên mạng hoặc trực tiếp, thì đây là những gì bạn có thể làm:
Thu thập chứng cứ. “Hãy bắt đầu ghi chép lại chi tiết về từng vụ việc”, Hall Halligan nói. Ghi lại những gì đã xảy ra và ai đã làm điều đó. Bao gồm ngày, thời gian, địa điểm và tên của những người chứng kiến.
Nếu sự việc xảy ra trên mạng, hãy nhanh chóng chụp lại màn hình trước khi bằng chứng bị xóa.
Làm việc với nhà trường. Tìm hiểu những quy định của pháp luật và tổ chức một cuộc họp. Mang theo bằng chứng để mọi người thấy đây là vấn đề nghiêm trọng.
Hãy thảo luận như trong một cuộc họp bàn về công việc và cố gắng kiểm soát cảm xúc của bạn.
Yêu cầu nhà trường thực hiện phương án để giúp con bạn cảm thấy an toàn. Bạn có thể muốn đề xuất:
• Thay đổi lịch học
• Chọn một người lớn mà con bạn có thể tâm sự
• Tăng cường giám sát trong “thời gian có vấn đề”.
Không đối đầu với kẻ bắt nạt. Bạn có thể rất muốn làm như vậy, nhưng đó là một ý tưởng tồi tệ thường gây phản tác dụng. Nó khiến bạn trở nên giống như kẻ bắt nạt và có thể dẫn đến tình huống các gia đình thù hận lẫn nhau.
Cân nhắc chuyển trường. Một số trường có ban quản trị tồi, và tệ nạn bắt nạt khởi sắc. Nếu bạn chuyển trường cho con, hãy nói với các giáo viên mới và thậm chí là hiệu trưởng về những vấn đề đã xảy ra. Hỏi xem trường mới sẽ làm gì để ngăn những rắc rối đó xảy ra một lần nữa.
Đó là cách mà Dand làm để mọi thứ tốt hơn cho con gái mình. Rhea bây giờ đi học ở một trường công lớn. “Có sự đa dạng hơn và một nhóm trẻ lớn hơn, vì vậy con bé đã có thể tìm thấy “hội của mình”, cô nói.
Luôn tâm sự. “Cho dù bạn nghĩ mình hiểu rõ con đến mức nào và dù bạn có thân thiết với con đến đâu, chúng cũng sẽ không nói cho bạn biết tất cả mọi thứ”, Dan nói. Vì vậy, cô thường xuyên hỏi chuyện Rhea. “Tôi bảo con tắt hết các thiết bị, và đưa nó đi chơi lòng vòng hoặc đi dạo cho đến khi nó kể với tôi về mọi thứ, cả tốt, cả xấu, và cả những thứ khác trong thế giới của nó”.
Halligan nói rằng ít công nghệ hơn và trò chuyện nhiều hơn có thể đã thay đổi mọi thứ đối với Ryan.
Mỗi khoảnh khắc con trai ông tự xoay xở trên máy tính để cố gắng đương đầu với những kẻ bắt nạt “là một cơ hội bị bỏ lỡ để nói chuyện với bộ mẹ về những gì đang xảy ra trong cuộc sống của thằng bé”, ông nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
6 con giáp tỏa sáng năm 2025: Lộc lá đầy nhà, thành công rực rỡ