Loại hải sản chứa nhiều kim loại nặng và ký sinh trùng: Nhiều người không biết vẫn thích ăn
Muốn biết gan khỏe hay yếu, nhìn vào ngón tay giữa cũng đoán được phần nào / Nấu thịt gà theo cách này vừa mất chất, vừa rước bệnh vào người, nhất là điều thứ 2
Hải sản đông lạnh, hải sản bị ươn
Các loạihải sảnđông lạnh hay hải sản bị ươn thường có giá rẻ hơn nhiều so với hải sản tươi sống. Hải sản có lớp đông càng dày nghĩa là chúng đã được cấp đông càng lâu. Chúng ta nên hạn chế mua loại hải sản này. Nếu lớp đông vô cùng dày, có thể hải sản đã được rã đông sau đó lại cấp đông. Loại này có chất lượng cực kỳ kém.
Khi thấy hải sản bị ương, vỡ bụng, mềm nhũn, chảy nhớt... tuyệt đối không được mua vì rất dễ gây ngộ độc.
Tốt nhất nênchọn các loại hải sản tươi sống để đảm bảo an toàn và dinh dưỡng.
Ảnh minh họa
Ăn sống các loại hải sản có vỏ như nghêu, sò, bào ngư, hàu...
Các loại hải sản có vỏ được coi như "con dao hai lưỡi". Chúng có hương vị thơm ngon, giàu dinh dưỡng nhưng cũng dễ gây ngộ độc, khiến người ăn nhiễm ký sinh trùng.
Hải sản có vỏ thường sống trong bùn, cát nên có thể dễ dàng nhiễm kim loại nặng. Một lượng lớn kim loại nặng có thể theo các loại hải sản tươi sống đi vào cơ thể khi chúng ta ăn.
Ngoài ra, các loại hải sản này có thể chứa nhiều loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh. Đặc biệt là vi khuẩn Vibro. Đây là loại vi khuẩn sống tự nhiên ở vùng nước ven biển. Khi ăn hải sản sống, vi khuẩn có thể từ hải sản chuyển sang ký sinh trong cơ thể người.
Các trường hợp nhiễm vi khuẩn Vibro từ hải sản có thể gặp hiện tượng tiêu chảy, nôn mửa. Những người bị nhiễm trùng nặng có thể dẫn tới nhiễm trùng máu, tổn thương da nghiêm trọng.
Nước nóng, chanh hay mù tạt không thể tiêu diệt được vi khuẩn Vibro. Uống rượu sau khi ăn hải sản cũng không thể diệt được vi khuẩn. Cách duy nhất để loại bỏ vi khuẩn là phải nấu chín thực phẩm hoàn toàn trước khi ăn.
Hải sản ở các vùng nước ô nhiễm
Chất lượng của hải sản có liên quan chặt chẽ đến môi trường nước. Khi nước bị ô nhiễm, chứa nhiều hóa chất, các sinh vật sống trong đó cũng sẽ bị nhiễm độc.
Bên cạnh các vấn đề ô nhiễm môi trường do hóa chất, có một hiện tượng tự nhiên xảy ra ở biển có thể khiến hải sản bị nhiễm độc và gây hại cho người ăn là "thủy triều đỏ". Đây là hiện tượng nước biển đổi màu bất thường, có thể là màu hồng, tía, xanh lục, nâu, đỏ do một số loại tảo biển phát triển ồ ạt, bất thường. Trong đó, có thể có cả những loại tảo chứa chất độc.
Hải sản lúc bình thường có thể không độc nhưng khi gặp hiện tượng thủy triều đỏ, chúng có thểbị nhiễm độc từ tảo.
Do đó, khi mua hải sản, bạn không nên hỏi rõ nguồn gốc, tránh mua hải sản được đánh bắt ở các vùng đang có "thủy triều đỏ", đặc biệt là các loài động vật thân mềm có vỏ như trai, sò, ngao...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Có 1 loại rau giàu canxi hơn sữa, giá rẻ không lo phun hóa chất
Tôi và chồng ly hôn được 2 năm nhưng vẫn hay đưa cháu về chơi với ông bà nội
Vỏ bưởi không chỉ có tác dụng khử mùi hôi mà còn có 3 công dụng tuyệt vời, bây giờ mới biết cũng chưa muộn nhé!
Loại lá ở trong vườn người Việt Nam hay có nhưng nước ngoài bán giá 6 triệu đồng/kg, vừa chữa ho lại mát gan
Chồng mất đã 7 năm nhưng nhà chồng vẫn bày đủ trò để ngăn chị tôi tái hôn
Tử vi ngày 17/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ sự nghiệp thăng tiến, tài lộc vượng phát, tiền bạc rủng rỉnh