Lý do trẻ thừa cân vẫn cần bổ sung chất béo
Dinh dưỡng trong ngô có tác dụng chữa bệnh tuyệt vời / Ngâm nấm hương nhanh mềm mà vẫn thơm ngon, nhiều dinh dưỡng nhất định phải biết "tuyệt chiêu" này
Nhu cầu chất béo ở trẻ nhỏ cao hơn người lớn rất nhiều vì vậy trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé không thể thiếu dưỡng chất này. Tuy nhiên, vì nỗi lo trẻ béo phì, nhiều bà mẹ hạn chế tối đa thậm chí không cho con ăn các thực phẩm chứa chất bé, một sai lầm lớn trong việc chăm sóc, bổ sung dinh dưỡng cho trẻ.
TS.BS Phan Bích Nga, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: “Chế độ dinh dưỡng nếu thiếu hụt chất béo sẽ không có lợi cho trẻ nhỏ vì “chất béo đặc biệt là Omega 3, 6, 9 (đến từ dầu thực vật và mỡ động vật) rất quan trọng và cần thiết cho sự phát triển chung của trẻ nhỏ. TS. BS Nga cũng bổ sung chất béo đóng vai trò quan trọng với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ, vậy nên khi cơ thể thiếu hụt chất béo, bé sẽ chậm lên cân, để lâu ngày sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao, có nguy cơ mắc bệnh còi xương, rối loạn thị lực, dễ bị nhiễm trùng, sự phát triển trí não và nhận thức của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Chất béo là thành phần dinh dưỡng quan trọng kể cả đối với trẻ thừa cânTác hại của việc thiếu chất béo trong chế độ dinh dưỡng của trẻ là da trẻ bị khô do kem dưỡng ẩm tự nhiên của cơ thể được sản xuất thông qua các a xít béo từ chế độ ăn uống. Khẩu phần ăn thiếu các a xít béo, đặc biệt là omega 3 khiến da bé mất đi độ ẩm cần thiết, dẫn đến cảm giác ngứa ngáy, da khô, dễ bong tróc, thậm chí còn bị đóng vảy. Bé dễ bị rùng mình và lạnh ngay cả ở nhiệt độ bình thường do thiếu chất béo do chất béo có vai trò sản sinh nhiệt và giữ ấm cho cơ thể.
Tóc các bé xơ, hô cứng và dễ gẫy rụng do thiếu chất béo do thân tóc có 3% là chất béo, nhằm giúp bảo vệ da dầu và tóc không bị khô. Đồng thời, chất béo có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của não bộ. Thiếu hụt thành phần này sẽ khiến các tế bào não hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến suy giảm trí nhớ và khả năng tư duy đồng thời hay mệt mỏi do chất béo là nguồn dự trữ sinh năng lượng quan trọng, giúp cơ thể không bị mất nước. Thiếu dưỡng chất này khiến trẻ thường có cảm giác mệt mỏi, cơ thể sẽ luôn uể oải, rã rời.
Bởi vậy, với trẻ béo phì, các mẹ cũng tuyệt đối không được loại bỏ hoàn toàn chất béo ra khỏi chế độ dinh dưỡng của bé. Cơ chế gây ra hiện tượng béo phì là do trẻ ăn quá nhiều cơm, bánh mì hoặc bánh kẹo, uống nhiều nước ngọt dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng, cơ thể thừa chất béo, chất đạm và bột đường nhưng thiếu hụt Canxi, Vitamin D. Trong trường hợp này, các mẹ phải chọn lọc và xây dựng lại khẩu phần ăn hợp lý sao cho cung cấp một lượng chất béo bằng ½ nhu cầu của lứa tuổi. Các loại chất béo cung cấp cho trẻ phải đến từ những nguồn có lợi.
Bởi vậy, theo TS-BS Phan Bích Nga, Giám đốc Trung tâm Khám và Tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia, các bậc cha mẹ nên bổ sung dầu ăn cho trẻ từ cả hai nguồn thực vật và động vật, giúp đảm bảo đa dạng các loại a xít béo và vitamin cho nhu cầu phát triển của trẻ, đặc biệt là trong những năm đầu đời.Những thực phẩm dồi dào chất béo và có lợi cho sức khỏe bao gồm: thịt lợn, thịt gà, cá hồi, cá cá thu, cá trích, cá mòi, bơ, sữa, ô liu, hạnh nhân, hạt bí đỏ, hạt cải, mè…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn
Bán sạch của vàng cưới để lo viện phí cho bố chồng nhưng bố chỉ di chúc cho 35 triệu. Ngày ra ngân hàng, nghe đọc số tiền thực nhận mà tôi run rẩy
Bí mật động trời sau vẻ tử tế của mẹ chồng: Nàng dâu sốc ngã quỵ khi sự thật phơi bày
Chăm sóc mẹ chồng suốt 13 năm nhưng không có tên trong di chúc: Sau khi bà mất 5 ngày, tôi được yêu cầu đến ngân hàng
Nam du học sinh từ chối ở nhà trọ, sẵn sàng bay quãng đường 9000km về nhà với chi phí 38 triệu/tuần