Nguyên tắc ăn "4 không" cần nắm nếu không muốn ung thư gan "ghé thăm"
4 loại thực phẩm càng ăn trẻ càng thông minh, mắt sáng dáng cao, mẹ thương con đừng bỏ qua / Món ăn dân giã trị tiêu chảy cho trẻ vô cùng hiệu quả, lại lành tính, thơm ngon vô cùng
Nguyên tắc ăn "4 không"
1. Thực phẩm bị mốc
Ung thư gan có thể do các loại hạt mốc gây nên. Một số loại hạt ngũ cốc nếu không được bảo quản cẩn thận sẽ rất dễ bị mốc. Lúc này, chúng sẽ sản sinh ra aflatoxin – thủ phạm gây ung thư gan vô cùng nguy hiểm. Vì thế nên bảo quản các hạt ngũ cốc hay một số loại thực phẩm khác tại nơi khô ráo, thoáng mát, loại bỏ hạt hỏng trước khi nấu nướng.
2. Không ăn hoặc ăn ít các loại rau củ ngâm
Các loại dưa chua ăn rất ngon miệng, đặc biệt là ăn vào mua hè. Tuy nhiên, trong các loại rau xanh nói chung đều chứa muối nitrat. Trong khi muối dưa, nitrat bị vi khuẩn trong môi trường tác động tạo phản ứng oxy hóa chuyển thành nitrit.
Ảnh minh họa.
Lúc bạn ăn dưa, hàm lượng axit trong dạ dày sẽ tạo điều kiện để nitrit tác động đến axit amin trong món ăn như thịt, cá, tôm... tạo thành hợp chất nitrosamine - 1 chất có khả năng gây ung thư.
3. Không uống rượu
Thường xuyên uống rượu sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày, một khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, các chất độc hại trong thực phẩm dễ dàng được dạ dày hấp thụ, dễ gây viêm gan do rượu, làm hỏng chức năng giải độc của gan, thậm chí gây ra bệnh xơ gan do rượu.
4. Dầu ăn để quá lâu hoặc sử dụng lại nhiều lần
Việc để dầu ăn quá lâu sẽ rất dễ sản sinh ra polymer. Chúng phản ứng cùng protein và làm thay đổi cấu trúc của tế bào, có thể thúc đẩy tế bào ung thư. Không chỉ vậy, polymer còn làm cản trở quá trình tái tạo tế bào, thúc đẩy nhanh sự lão hóa. Vì thế, nên hạn chế tích trữ đồ ăn quá lâu và không dùng lại dầu đã chiên rán.
Ngoài ra cần tránh các thực phẩm không tốt cho gan dưới đây:
Măng tươi: Măng là thực phẩm được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, một số loại măng, đặc biệt là măng tươi có thể gây ngộ độc, thậm chí dẫn đến tử vong. Trong măng tươi có hàm lượng cyanide rất cao, khi ăn phải măng có chứa nhiều cyanide, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide biến thành axit cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể, gây hại cho gan.
Ăn nhiều thịt: Trong thịt chứa nhiều chất béo no và cholesterol, khả năng phân giải của gan và thận đối với các chất này kém hơn rất nhiều so với các chất béo có nguồn gốc thực vật. Nên hạn chế ăn thịt để giảm tải gánh nặng cho gan và thận.
Thức ăn nhanh: Ăn quá nhiều thức ăn nhanh, chế độ ăn nhiều chất béo và đường có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho gan.
Chất béo chuyển hóa (transfat): Có trong các loại thực phẩm chiên rán, xào bằng dầu mỡ tái chế có nhiều trong thức ăn nhanh, quẩy, bánh rán, mỳ tôm … là chất độc hại cho gan.
Muối: Ăn quá nhiều muối có thể làm tăng huyết áp và cũng có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ. Vậy nên bạn cần tuyệt đối hạn chế các món ăn nhiều muối như thịt xông khói và xúc xích...
Chất ngọt nhân tạo: Aspartame, Splenda NutraSweet, Equal... đều là các chất ngọt nhân tạo, nếu tiêu thụ quá nhiều có thể tạo ra phản ứng độc hại trong cơ thể, đặc biệt là gan vì gan phải làm việc trực tiếp để xử lý chúng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn
Bí mật động trời sau vẻ tử tế của mẹ chồng: Nàng dâu sốc ngã quỵ khi sự thật phơi bày
Bán sạch của vàng cưới để lo viện phí cho bố chồng nhưng bố chỉ di chúc cho 35 triệu. Ngày ra ngân hàng, nghe đọc số tiền thực nhận mà tôi run rẩy
Chăm sóc mẹ chồng suốt 13 năm nhưng không có tên trong di chúc: Sau khi bà mất 5 ngày, tôi được yêu cầu đến ngân hàng
Nam du học sinh từ chối ở nhà trọ, sẵn sàng bay quãng đường 9000km về nhà với chi phí 38 triệu/tuần