Nhìn rất giống bánh cuốn nhưng lại là món nổi tiếng của xứ Nghệ
Món cơm có tên đậm chất kiếm hiệp, là đặc sản nức tiếng Đồng Tháp / Loại quả được mệnh danh "nữ hoàng" gia vị, nay là đặc sản nổi tiếng 260.000/kg
Nhắc đến ẩm thực Nghệ An, nhiều người sẽ nghĩ tới nhút Thanh Chương hay tương Nam Đàn. Nhưng có một món bánh làm người con xứ Nghệ khi xa quê nhớ nhung chẳng kém. Đó là bánh mướt, món ăn truyền thống gắn bó lâu đời với người dân nơi đây.
Bánh mướt Nghệ An. (Ảnh minh họa)
Thoạt nhìn, du khách sẽ hay nhầm lẫn đây là bánh ướt của miền Nam hay bánh cuốn của miền Bắc. Thật ra ba loại bánh này cũng hay được so sánh với nhau bởi thành phần và kết cấu của chúng có phần tương đồng. Tuy nhiên, khi ăn bạn sẽ cảm nhận được hương vị rất riêng chỉ có ở mỗi xứ Nghệ.
Nhiều người hay nhầm lẫn đây là món bánh cuốn miền Bắc hay bánh ướt miền Nam. (Ảnh minh họa)
Bánh mướt dài bằng ngón tay trỏ, bao gồm lớp bột cuộn tròn, mềm mịn, trắng trong được gói trong lớp lá chuối xanh mướt. Để làm ra món đặc sản này, người Nghệ An phải thật kỹ lưỡng trong từng công đoạn. Đầu tiên phải ngâm gạo tẻ cho thật mềm, sau đó đem đi xay thành bột nước. Đợi đến khi chỗ bột ấy lắng trong nhiều giờ mới bắt đầu tráng bánh. Nhờ thế mà khi chín, bánh mướt nở phồng ăn rất ngon.
Bột gạo lỏng dùng để đổ bánh mướt. (Ảnh minh họa)
Đúng như tên gọi, món bánh này sau khi đổ xong trông rất mướt mát, mềm mịn. (Ảnh minh họa)
Người ta sẽ dùng tấm vải căng ở miệng nồi. Đợi khi phần nước sôi, hơi nước bốc lên đủ nhiều thì rưới bột lên và cán đều. Cái hay là bánh phải có độ dày hợp lý, quá mỏng thì bánh sẽ dễ rách, còn nếu dày bột thì lại mau ngấy. Khi bánh chín, dùng đũa nhấc chúng ra rồi khéo léo cuộn tròn lại. Cuộn tới đâu, người bán sẽ phết lên lớp hành phi mỡ vàng ruộm làm dậy lên mùi thơm nức mũi.
Không thể thiếu lớp hành phi thơm lừng vàng ruộm. (Ảnh minh họa)
Tùy vào khẩu vị mà người dân xứ Nghệ có cách ăn bánh mướt kèm với các món khác nhau. Cách ăn đơn giản nhất đó là pha một chén mắm loãng, thêm đường và ớt rồi chấm ngập bánh cho thật đẫm vị. Cầu kỳ hơn, người ta sẽ ăn với xáo lòng, các món đồ lòng lợn được xào kĩ cùng tiết tươi. Tất nhiên không thể thiếu rau giá, dưa leo... Ngoài ra, bạn còn có thể chấm bánh mướt vào bát bò hầm, xáo vịt hay ăn với giò lụa…
Bạn có thể ăn bánh mướt với nhiều thứ, ví dụ như lòng gà xào... (Ảnh minh họa)
... hoặc với cháo lòng... (Ảnh minh họa)
... hay ăn kèm các loại chả lụa, chả ram... (Ảnh minh họa)
Bánh mướt súp lươn - sự kết hợp hoàn hảo của hai loại đặc sản xứ Nghệ. (Ảnh minh họa)
Bình dân, dung dị là thế nhưng khi nhắc đến món ăn này, mỗi người xa xứ đều không khỏi xuýt xoa, bồi hồi. Gánh bánh mướt từ lâu đã trở thành kỉ niệm tuổi thơ quý giá và là một phần không thể thiếu của ẩm thực vùng đất Nghệ An.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thấy con rể dành hẳn một tầng làm bàn thờ bố mẹ mình lại còn khấn mấy câu khó chịu, mẹ vợ lập tức tung đòn phủ đầu khiến anh câm nín.
Top 3 con giáp “lột xác” vào cuối tháng 12: Vượt qua khó khăn, đạt được phú quý
Từ ngày 25/12: 3 con giáp bứt phá vận mệnh, sự nghiệp thăng hoa, tài lộc dồi dào
Tử vi ngày 25/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tỵ đối mặt thách thức, Tuất đón vận may trọn vẹn
Chấp nhận làm vợ lẽ, chăm sóc chồng ung thư suốt 3 năm với hy vọng đổi đời để rồi nhận lại cái kết phũ phàng
Không ngờ tiền gửi cho bố bị mẹ kế rút hết, tôi quyết định về quê một chuyến thì vỡ lẽ mọi chuyện