Đời sống

Những lưu ý khi vệ sinh da đầu cho bệnh nhân vảy nến

Vảy nến trên đầu thường xuất hiện dưới dạng những mảng dày đỏ, có vảy trắng bạc. Tại vùng da đầu bị vảy nến, làn da rất nhạy cảm, do đó việc vệ sinh là rất quan trọng.

Vứt bỏ phần gốc của loại thực phẩm này chẳng khác gì ném bỏ hết chất dinh dưỡng vào thùng rác / Sai lầm khi luộc rau khiến bạn vô tình vứt chất bổ đi ăn chất độc vào, nhiều bà nội trợ vẫn mắc phải

Theo các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Trung ương, vảy nến là bệnh da mạn tính, thường có đặc điểm các mảng đỏ ranh giới rõ, bề mặt có nhiều vảy trắng dày dễ bong. Tổn thương vảy nến có thể tập trung một vùng hoặc toàn thân. Dù bệnh không gây chết người nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và chất lượng sống của người bệnh.

Hình minh họa (Ảnh: medicalnewstoday).

Hình minh họa (Ảnh: medicalnewstoday).

Hãy cùng tham khảo hướng dẫn vệ sinh đúng cách cho vảy nến da đầu như sau:

- Vệ sinh đều đặn: Với vảy nến da đầu, việc vệ sinh không sạch sẽ có thể làm tăng tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm nấm làm bệnh nặng hơn, vì thế cần vệ sinh da đầu 3 lần/tuần.

- Sử dụng sản phẩm đúng: Không nên dùng các loại dầu gội đầu khiến da đầu bị kích ứng, nóng rát. Để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, hay thăm khám và lựa chọn các sản phẩm do bác sĩ kê đơn.

- Tránh bít kín da đầu: Hạn chế đội mũ, hoặc dùng khăn bít kín da đầu, bởi hơi nóng sẽ làm tăng tiết mồ hôi, bã nhờn làm bệnh trở nên nặng hơn.

 

- Không cào gãi, chà xát: Không nên cào gãi, chà xát tổn thương làm bệnh nặng hơn và có thể lan ra theo vùng cào gãi

- Tắm nắng mỗi ngày: Vitamin D tự nhiên trong ánh nắng mặt trời sẽ giúp cải thiện da bớt khô và tróc vảy, tuy nhiên chỉ cần tắm nắng 30 phút, trước 9 giờ hoặc sau 16 giờ.

Bổ sung chế độ ăn uống hợp lý: Cần tăng cường các loại vitamin có trong rau, củ, quả và dừng bổ sung các chất kích thích: như rượu, bia, thuốc lá, caffein để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm