Sử dụng gia vị nấu ăn sao cho đúng cách?
Đậu đũa xào thịt giòn ngon, xanh mướt lại đậm đà nhờ thêm loại gia vị có sẵn / Top rau gia vị dành cho bé ăn dặm
Bạn nên hạn chế muối trong đồ ăn. Nguồn ảnh: Internet
Gia vị mặn như các loại nước mắm, muối, bột canh,… cần hết sức hạn chế, nên ăn nhạt vì nó có liên quan tới với một số bệnh: Một thìa 5g muối có chứa khoảng 2000 mg natri, tương đương với lượng muối chỉ nên dùng trong ngày với một người trưởng thành bình thường. Bỏ thói quen tiêu thụ thức ăn chứa nhiều muối như: cà muối, dưa muối, mắm tôm, mắm tép, thức ăn đóng hộp,… Ăn nhiều rau xanh và hoa quả chín để có nhiều chất chống oxy hóa, nhiều kali.
Để chế độ ăn hạn chế muối, thì mỗi cá nhân và gia đình có thể giảm lượng muối ăn bằng những biện pháp rất đơn giản như sau:
Không để nước mắm, nước tương và muối trên bàn ăn.
Hạn chế lượng muối, bột canh, nước mắm… cho vào thức ăn khi nấu nướng, mức tối đa là không quá một phần năm thìa cà phê muối cho một bữa ăn của một người một ngày.
Hạn chế thường xuyên sử dụng các sản phẩm có hàm lượng muối cao như khoai tây chiên, pizza, thực phẩm đóng hộp…
Lựa chọn các sản phẩm có hàm lượng muối thấp khi mua thực phẩm chế biến sẵn.
Đọc nhãn khi mua thực phẩm đã được chế biến sẵn để kiểm tra hàm lượng muối.
Nên cho trẻ em ăn thực phẩm tự nhiên và kiểm soát chặt chẽ việc thêm các gia vị mặn.
Nước mắm
Nước mắm là thứ gia vị truyền thống mang đậm màu sắc ẩm thực Việt Nam. Nước mắm có mùi thơm đặc trưng nhưng mùi hương dễ bị biến đổi mùi vị trong quá trình nấu, nên hãy chú ý một số thời điểm nên nêm nước mắm.
Nước mắm có hương vị đặc biệt, vì thế không nên đun lâu. Với món canh thì cho nước mắm vào rồi bắc ra ngay. Với canh cua, nên nhấc canh ra khỏi bếp rồi mới nêm để bảo toàn chất đạm trong nước mắm.
Hạt tiêu
Nếu cho tiêu vào thức ăn trước khi nấu, tiêu dễ biến thành chất độc gây ung thư. Do đó, tốt nhất hãy rắc tiêu khi thức ăn đã chín.
Có nhiều người có thói quen ướp tiêu trước khi chế biến rất lâu, thói quen ướp hạt tiêu là một thói quen không có lợi cho sức khỏe.Với tiêu, bạn nên cho vào khi thức ăn vừa chín hoặc rắc lên bề mặt món ăn khi dọn ra, như thế hạt tiêu sẽ thơm và ngon hơn. Bởi hạt tiêu thơm và có vị cay nhẹ, ở nhiệt độ cao sẽ mất hết mùi thơm.
Riêng tiêu hạt tươi thì nên cho vào ngay khi bắt đầu chế biến các món canh, hầm.
Bột ngọt
Bột ngọt hay còn được gọi là mì chính. Bột ngọt làm món ăn dậy vị, hòa hợp giữa mặn và ngọt hơn. Nhưng nếu không biết cách nêm thì có thể ảnh hưởng cho sức khỏe. Đặc biệt, nhiều chuyên gia về sức khỏe và nhiều trang báo đã khuyến cáo các bà nội trợ không nên lạm dụng việc sử dụng bột ngọt trong nấu nướng vì có thể gây mất trí nhớ hay chứng đau nửa đầu.
Chắc hẳn không có quá nhiều bạn biết được rằng, bột ngọt không nên dùng để tẩm ướp, không được cho vào thức ăn lúc lửa to, gây phân hủy thành các chất độc hại. Tốt nhất, bột ngọt chỉ nên cho lúc thức ăn đã chín, chuẩn bị tắt bếp hay vừa tắt bếp xong. Thay vào đó, bạn hòa tan trước với nước mắm hay nước lọc rồi mới đổ vào trong các món trộn, nộm, gỏi cần có bột ngọt.
Dấm
Dấm không những có thể khử tanh, khử béo, tăng mùi thơm mà còn tránh được sự pha lẫn vitamin trong nguyên liệu khi gặp nhiệt độ cao và làm mềm cenlulo trong rau. Thời điểm thích hợp nhất cho dấm vào món ăn là lúc bắt đầu chế biến và lúc đã chế biến xong. Còn đối với món sườn xào chua ngọt… nên cho dấm vào khi thức ăn đã chín, vừa thơm hơn, vừa làm giảm vị ngấy.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn