Tác dụng chữa bệnh 'thần kỳ' của lá trầu không
7 tác dụng của mít và những đối tượng không nên ăn / Những tác dụng không ngờ của quả cherry
Theo Bệnh viện y học cổ truyền Đà Nẵng, trầu không còn được biết đến với nhiều tên gọi như trầu cay, trầu lương, phù lưu đằng, lâu diệp…, là loài dây leo bám, cành hình trụ nhẵn, có khía dọc, bén rễ ở những mấu. Lá trầu mọc so le, hình tim tròn, gốc đôi khi hơi lệch, đầu nhọn, dài từ 10 đến 13cm, rộng từ 4.5 đến 9cm, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng, gân nổi rất rõ ở mặt dưới; cuống lá có bẹ kéo dài.
Bộ phận dùng làm thuốc của cây trầu thường là lá. Lá trầu được thu hái quanh năm và được dùng tươi. Ngoài ra, rễ cây cũng được sử dụng làm dược liệu trong một số bài thuốc.
Trong Đông y, trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, vào các kinh: phế, tỳ, vị có tác dụng trừ phong thấp, chống lạnh, hạ khí, tiêu đờm, tiêu viêm, sát trùng.
Trầu không được dùng chữa hàn thấp nhức mỏi, đau bụng đầy hơi, vết thương nhiễm trùng có mủ sưng đau, hen suyễn khi thời tiết thay đổi, đờm nhiều khó thở, cảm mạo, bỏng, mụn nhọt, hắc lào, mày đay, ghẻ ngứa, sâu kiến đốt, viêm quanh răng, viêm tai và viêm họng. Phương thức là sắc uống với liều dùng từ 8 đến 16g một ngày. Khi dùng ngoài, có teher lấy lá trầu không tươi giã nát hoặc ngâm lá với nước để rửa.
Lá trầu không kết hợp cùng gừng sống ép lấy nước uống là bài thuốc trị ho, khó thở và đầy bụng. Nước ép lá trầu không nhỏ vào tai lại là bài thuốc chữa đau tai. Súc miệng hàng ngày với nước có dịch ép lá trầu không phòng được bệnh viêm họng và có tác dụng hỗ trợ các thuốc điều trị bệnh bạch hầu. Lá trầu không và lá ráy giã nhỏ, hơ nóng để đắp chữa sưng tấy. Bài thuốc trầu không (từ 3 đến 5 lá), hạt cau (1 hạt), phơi khô, tán bột rắc làm thuốc cầm máu. Lá trầu không (từ 2 đến 4g), nhai rồi nuốt nước chữa đau bụng lạnh dạ, tiêu chảy, nôn mửa, không tiêu. Lá vò đắp chữa hắc lào, mày đay, ghẻ ngứa, sâu kiến đốt; nếu giã nát hòa với rượu bôi lại chữa bỏng. Chú ý, phụ nữ có thai được khuyên không nên dùng bài thuốc này.
Ở Ấn Độ, lá và tinh dầu trầu không được dùng để điều trị các bệnh xuất tiết, bệnh phổi và dùng làm thuốc đắp , thuốc súc miệng và thuốc ngửi trong bệnh bạch hầu. Lá trầu không có trong thành phần chế phẩm thuốc cổ truyền Ấn Độ phối hợp với một số vị thuốc khác trị hen phế quản. Thuốc hoàn bào chế từ rễ trầu không, thủy xương bồ và sen được dùng trong 10 ngày liền từ ngày đầu hành kinh để điều trị đau bụng kinh. Ở Indonesia, lá trầu không nghiền nát có trong thành phần một số thuốc đặt âm đạo mà người phụ nữ thường dùng từ 4 đến 11 ngày sau khi sinh con.
Một số bài thuốc có trầu không trong y học dân gian:
- Chữa cảm mạo: Lá trầu không đánh gió, xát ở xương sống từ trên xuống dưới.
Chữa vết thương (2 bài thuốc):
+ Lá trầu không, lá thanh táo, lá cỏ răng cưa lượng bằng nhau, giã nát rồi đắp.
+ Lá trầu không tươi (40g) rửa sạch, đun với 2 lít nước sôi trong từ 15 đến 20 phút. Để nguội, gạn lấy nước trong, cho phèn phi (8g) vào đánh tan rồi rửa.
- Chữa bỏng: Lá trầu không phơi khô, tán bột, chiết xuất bằng phương pháp ngấm kiệt, cô thành cao đặc rồi pha chế với vaselin thành thuốc mỡ 1% bôi hàng ngày.
- Chữa mụn nhọt: Lá trầu không, lá thồm lồm, hoa dâm bụt lượng đều bằng nhau, giã nát rồi đắp.
- Chữa tiểu rắt: Rễ trầu không (hoặc thân, lá), rễ cau, mỗi vị l0g. Sắc uống ngày một thang, dùng vài ngày đến khi khỏi.
- Chữa viêm chân răng có mù: Lá trầu không nấu cao bôi.
- Chữa sai khớp, bong gân: Lá trầu không 12g, nghệ già 20g; lá cúc tần, lá xạ can, mỗi vị 12g. Giã nát, trộn với một ít giấm, bọc gạc đắp lên chỗ sưng đau, từ 2 đến 3 ngày thay băng một lần.
- Chữa vết thương, bỏng: Lá trầu không tươi, hành tươi, tỏi tươi, mỗi vị 300g; lá ớt tươi 200g, mật lợn 1 lít. Hành tỏi bỏ vỏ, cùng với trầu không, lá ớt giã nhỏ, cho nửa lít nưóc nấu kỹ, lọc từ 2 đến 3 lần, cô còn khoảng 300ml. Cho vào 1 kg đường đun thành cao lỏng rồi cho mật lợn vào canh kỹ, đựng vào lọ kín. Ngày bôi một lần.
- Thuốc xoa bóp (đánh gió) chống say nắng: Lá trầu già 5 lá, tóc rối 15g, dầu hỏa (loại dầu trắng trong) 5ml. Giã nát lá trầu, trộn với dầu hỏa, tóc rối, gói vào vải mềm. Xát lên ngưòi theo chiều dọc cơ thể từ trên xuống, chủ yếu là phần ngực bụng và thăn lưng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổ tiên dạy: 'Muốn sống yên ổn, cả đời đừng đặt chân đến nhà 3 người này', đó là ai?
Người xưa có câu: 'Đàn ông sợ quả hồng, đàn bà sợ quả lê, lợn nái sợ nhất vỏ dưa hấu', nghĩa là gì?
Trong tháng 11, tài vận sẽ đến, con đường “tiền bạc” của ba cung hoàng đạo sẽ rất thuận lợi
Mẹ chồng ép dâu trưởng phục vụ dâu út sát ngày sinh, chỉ một chiêu của chồng khiến bà phải “chào thua”
Chị gái bất ngờ đòi ly hôn chồng đại gia: Cú tát "cháy mặt" của mẹ và bí mật đau lòng giấu sau tờ giấy nhàu nát
Đừng bao giờ nhét ống thoát nước của máy giặt vào ống thoát sàn, thật thông minh khi làm theo những gì thợ bảo!
Lá trầu không (Hình minh họa: asia-medicinalplants.info)