Đời sống

Thời điểm ăn khoai lang tốt hơn uống thuốc bổ, ăn đúng cách giảm cân siêu tốc - Ăn sai cách tác hại khôn lường

Ăn khoai lang vào buổi sáng sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo để vừa bổ sung năng lượng cho ngày mới vừa giúp giữ dáng và làm đẹp da. Đặc biệt, nó còn giúp ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm như ung thư, tim mạch, đột quỵ…

Vò nát rau ngót trước khi nấu là sai lầm: Rau mất chất, món ăn kém thơm ngon, mẹ thông thái chớ bỏ qua / 4 sai lầm trong luộc thịt lợn khiến cho thịt mất chất, độc tố ngấm ngược trở lại khiến cả nhà "rước bệnh"

Ăn vào buổi tối

Ăn khoai lang buổi tối dễ trào ngược axit, đặc biệt là những người dạ dày yếu hoặc người già tiêu hóa kém, vì sẽ gây ra hiện tượng đầy bụng, cộng với việc ban đêm sự trao đổi chất thấp nên càng khó tiêu hóa dễ dẫn đến mất ngủ.

Empty

Ảnh minh họa

Nên ăn khoai vào bữa sáng kèm theo sữa nguyên kem hoặc sữa chua, thêm chút hạt và rau xanh sẽ là bữa sáng đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Ăn khi đói

Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa. Không nên ăn khoai lang khi đói.

Ăn cả vỏ

Vỏ khoai lang có nhiều chất kiềm, ăn khoai lang rất tốt cho những ai bị táo bón, nhưng ăn cả vỏ khoai lại không tốt cho tiêu hóa. Những vết nâu, đốm đen trên vỏ khoai khi ăn vào có thể bị ngộ độc thực phẩm.

 

Tác dụng tuyệt vời khi ăn khoai lang vào buổi sáng:

Ngăn ngừa ung thư

Khoai lang chứa nhiều beta carotene có khả năng giảm thiểu nguy cơ thiếu hụt vitamin A đồng thời tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, từ đó ngăn ngừa hiệu quả sự tấn công của các gốc tự do gây bệnh ung thư. Theo nhiều nghiên cứu, thường xuyên ăn khoai lang có thể giúp phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh chống lại căn bệnh ung thư vú.

Bệnh tiểu đường

Empty

Ăn khoai lang không làm chỉ số đường huyết tăng cao như bạn vẫn nghĩ. Nguyên nhân là do lượng carbohydrate lành mạnh có trong khoai lang sẽ góp phần điều chỉnh lượng đường trong máu.

 

Chính vì vậy, người mắc bệnh tiểu đường có thể dùng khoai lang để thay cơm, vừa giúp bổ sung đủ năng lượng cho cơ thể vừa giúp ổn định lượng đường trong máu.

Bệnh tim

Nhờ chứa nhiều vitamin B6 và kali mà khoai lang có tác dụng ngăn ngừa hiệu quả các cơn đau tim và đột quỵ. Kali là chất điện ly quan trọng có tác dụng kiểm soát nhịp tim và các tín hiệu thần kinh, đồng thời giúp duy trì sự hoạt động điều độ của các tế bào, huyết áp cùng một số chức năng liên quan đến tim mạch.

Thường xuyên bổ sung thực phẩm này vào bữa sáng sẽ giúp bảo vệ tim mạch và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm